AI, hay trí tuệ nhân tạo, đã trở thành cụm từ quen thuộc trong một vài năm trở lại đây. Thế nhưng, vẫn có rất nhiều người còn khá “mù mờ” về cụm từ này. Biết nó và nghe quen đó, nhưng để giải thích gãy gọn thì lại không nói được. Cohousing sẽ chia sẻ với bạn tất cả những kiến thức cơ bản nhất về trí thông minh nhân tạo.
Mục Lục Bài Viết
Trí tuệ nhân tạo là gì?
AI được nhắc đến khá nhiều, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0. Người người nói về AI, nhà nhà nhắc về AI, và chúng ta – những người vẫn nghe các mẩu chuyện liến thoắng về AI hàng ngày cũng dần thấy nó trở thành một phần của cuộc sống. Thế nhưng, bạn đã thực sự hiểu rõ công nghệ mới này và đủ tự tin để giải thích cho người khác về ý nghĩa của nó?
Vậy thì, AI là gì?
AI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “artificial intelligence”, được dịch ra tiếng Việt là trí thông minh nhân tạo. Đây là một công nghệ mô phỏng những quá trình học tập và suy nghĩ của con người cho các máy móc học theo, đặc biệt là hệ thống máy tính. Và quá trình máy tính học theo những suy nghĩ, tư duy của con người thuật ngữ chuyên ngành gọi là “máy học”, hay learning machine.
Có thể bạn đã bắt gặp đâu đó ứng dụng của máy học, chẳng hạn như hệ thống chuyên gia nhận dạng giọng nói, thị giác máy tính,… Ngoài ra, AI còn bao hàm việc học tập các mảng khác như thu thập, xử lý, lập luận, sửa lỗi và các quy định về sử dụng thông tin.
Cụm từ “trí tuệ nhân tạo” lần đầu tiên được xuất hiện vào năm 1956, khi nhà khoa học John McCarthy giới thiệu về nó tại hội nghị The Dartmouth. Đến thời điểm hiện tại, AI đã trở thành một thuật ngữ ngành công nghệ được dùng để chỉ tất cả mọi thứ, kể từ quá trình tự động hóa người máy cho đến khi ra đời những con robot thực tế.
Có bao nhiêu loại trí tuệ nhân tạo?
Dựa trên mức độ phức tạp, người ta phân AI thành 4 loại chính, bao gồm:
Công nghệ AI phản ứng
Công nghệ AI phản ứng tên tiếng Anh là “reactive machine”. Loại công nghệ này hoạt động dựa trên việc phân tích các động thái có khả năng thực hiện của cả bản thân nó và đối thủ, để từ đó đưa ra lựa chọn hành động mang tính chiến lược cao nhất.
Các ứng dụng điển hình thể của công nghệ AI phản ứng có thể kể đến gồm Deep Blue (chương trình chơi cờ vua tự động) và AlphaGO (chương trình chơi cờ vây). Năm 1990, Deep Blue của IBM đã chiến thắng kỳ thủ thế giới lúc bấy giờ là Garry Kasparov.
Và tuy rằng nghe thật hay ho, AI phản ứng chỉ nên được sử dụng trong các thiết kế với mục đích hẹp. Đồng thời, nhà sản xuất cũng nên chú ý rằng công nghệ trí tuệ nhân tạo phản ứng này sẽ khó mà có thể áp dụng được cho các tình huống khác. Bởi nó không có khả năng lưu giữ ký ức cũng như sử dụng các kinh nghiệm có được để tiếp tục huấn luyện và phát triển trong tương lai.
Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế
Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế có thể tự mình nhận biết được những trường hợp bất ngờ. Dựa trên những kinh nghiệm đã có trong quá khứ, kết hợp với các cảm biến từ môi trường xung quanh, công nghệ AI này có thể dự đoán tình huống, từ đó đưa ra các bước hành động tối ưu cho thiết bị. Một số ứng dụng công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế được kết hợp với các thiết bị như xe không người lái, máy bay không người lái, tàu ngầm,…
Lý thuyết trí tuệ nhân tạo
Đây là công nghệ AI có thể tự mình học hỏi từ mọi thứ xung quanh, rồi đưa ra suy nghĩ và áp dụng. Lý thuyết được học hỏi này có thể được dùng để áp dụng vào thực hiện một việc nhất định, cụ thể. Và cho đến thời điểm hiện tại, công nghệ trí tuệ nhân tạo này vẫn được nhìn nhận là chưa thực sự khả thi.
Tự nhận thức
Và cấp bậc cuối cùng, cũng là cấp bậc cao nhất. AI tự nhận thức được các nhà khoa học cho rằng sẽ trở thành bước phát triển cao nhất có thể của công nghệ AI. Khi đạt đến trình độ này, thiết bị ứng dụng AI sẽ có khả năng tự nhận thức về bản thân, đồng thời có ý thức và hành xử như một con người thực sự. Thậm chí, chúng còn có thể thể hiện cảm xúc của con người. Và tất nhiên, ở thời điểm hiện tại, công nghệ này hoàn hoàn chưa khả thi.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các khía cạnh đời sống
Hiện nay, công nghệ AI đã cho thấy ứng dụng của mình trong đa dạng khía cạnh của đời sống. Vai trò của công nghệ này được thể hiện trong nhiều ngành nghề, điển hình có thể kể đến:
Trong y tế
Một trong những ứng dụng trí tuệ nhân tạo tiêu biểu nhất của lĩnh vực y tế chính là thiết bị máy bay không người lái, được sử dụng trong những trường hợp cần cứu hộ khẩn cấp. So với xe chuyên dụng, tốc độ của máy bay không người lái nhanh hơn đến 40%. Ngoài ra, nó còn có lợi thế tối đa khi di chuyển qua những địa hình hiểm trở, trơn trượt,…
Một ứng dụng nổi tiếng khác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe chính là IBM Watson. Ứng dụng thông minh này có khả năng hiểu được các ngôn ngữ tự nhiên và trả lời những câu hỏi đó. Nó còn có thể kết hợp thông tin bệnh nhân, bệnh án, điều trị,… nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn về tình hình sức khỏe của bệnh nhân.
Trong kinh doanh
Chỉ riêng trong lĩnh vực kinh doanh, AI đã thể hiện vai trò và tiềm năng hết sức to lớn của mình. Công nghệ này được sử dụng đặc biệt nhiều trong các nhóm ngành dịch vụ, bởi nó có khả năng tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Bằng việc thu thập và xử lý thông tin, AI nắm bắt được hành vi và sở thích mua sắm của khách hàng. Từ đó đưa ra được những gợi ý về giải pháp kinh doanh tối ưu cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong lĩnh vực truyền thông, trí thông minh nhân tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc làm thay đổi phương pháp tiếp cận khách hàng mục tiêu. Dựa trên các thông tin thu thập được, AI sẽ tiến hành phân tích các yếu tố nhân khẩu học, hành vi, thói quen, nhu cầu,… của khách hàng. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến dịch quảng cáo cho đúng đối tượng, đúng thời điểm dựa.
Bên cạnh đó, có rất nhiều các công ty startup hiện nay sử dụng AI như một dịch vụ (AIaaS – AI as a Service). Dịch vụ đó có thể là thẩm định, headhunt, môi giới,… Trong số đó, nổi bật có thể kể đến Cohost – một nền tảng hỗ trợ người cho thuê nhà hoặc homestay quản lý các căn hộ cho thuê của mình một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian, nâng cao lợi nhuận thông qua việc tối ưu vận hành.
Trong giáo dục
Dù cho hiện tại có rất nhiều người vẫn không biết trí tuệ nhân tạo là gì, những đóng góp của nó cho xã hội là không đếm xuể. Và đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ này đã tạo ra những thay đổi thực sự đáng nể, bao gồm:
- Tự động hóa trong chấm điểm, dạy kèm,…
- Ứng dụng trong các phần mềm và trò chơi giáo dục giúp cải thiện và nâng cao năng lực, trình độ của cả học sinh, giáo viên,…
- Phân tích và đưa ra những ý kiến đóng góp về các vấn đề cần cải thiện của khóa học, trò chơi,…
- Theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh, đưa ra thông báo đến giáo viên, đồng thời hỗ trợ tối ưu hóa lộ trình học của học sinh
Trong rất nhiều ứng dụng tích hợp khác
Không chỉ giới hạn trong những lĩnh vực trên, AI đã tăng sự hiện diện của mình trong đời sống hàng ngày của chúng ta qua rất nhiều ứng dụng. Bên cạnh tự động hóa hay xe tự lái, chúng ta đã tích hợp AI thành công vào một số công nghệ khác. Điển hình có thể kể đến máy học (learning machine), thị giác máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, robotics,…
Những điều cần biết khác về trí tuệ nhân tạo
Mặt trái của trí tuệ nhân tạo
Đi kèm với lợi ích, tất nhiên sẽ là bất lợi – hay mặt trái. Và AI cũng không hề là ngoại lệ. Đó cũng chính là những bất lợi khiến trí tuệ nhân tạo chưa được sử dụng phổ biến trong đời sống. Gồm có: chi phí đắt đỏ, tính sáng tạo và linh hoạt kém, không thể ứng dụng một loại công nghệ AI cho nhiều lĩnh vực, và quan trọng nhất – là khả năng gây thất nghiệp cho hàng triệu người lao động.
Xu hướng ngành trong tương lai
Như tất cả chúng ta đều biết, thời đại hiện nay chính là kỷ nguyên của công nghệ. Và sự phát triển của công nghệ trong tương lai chắc chắn không thể tách rời với AI được. Đó cũng là lý do mà hầu như tất cả những chuyên gia trong ngành đều đưa ra dự đoán đồng nhất về sự phát triển của AI. Đó chính là. trong tương lai, trí thông minh nhân tạo thực sự sẽ đạt đến đỉnh cao.
Với những ưu điểm thấy rõ, các ứng dụng đặc biệt tiện lợi và hữu ích trong đa dạng ngành nghề, cùng với các giá trị đem lại cho nhân loại, AI thực sự là một câu trả lời đáng thuyết phục cho tiến bộ của văn minh nhân loại.
Thế nhưng, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ này cũng sẽ dẫn đến rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Và cũng có không kém nhận định tiêu cực được đưa ra xoay quanh AI. Rằng một khi nó đạt đến ngưỡng tiến hóa nhất định, cũng chính là thời khắc mà loài người bị diệt vong.
Như vậy, trí tuệ nhân tạo, hay AI, là một mảnh ghép không thể thiếu trong thế giới hiện đại ngày nay. Cùng với những đóng góp của nó, nhân loại hi vọng sẽ đạt được những bước tiến vượt trội. Hi vọng thông qua bài viết này của Cohousing, bạn đã nắm bắt được những bản chất của AI, cách phân loại nó, cũng như những ứng dụng của nó trong đời sống. Hãy luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi những cái mới để không bị tụt lại trong kỷ nguyên mà “vạn vật đều nhanh” này.