Trong ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú, cho thuê căn hộ thì booking luôn luôn là mục tiêu cuối cùng mà các chủ nhà (host) hướng đến. Tất cả những điều họ làm hay luôn luôn cố gắng để hoàn thành cũng đều là vì để có thêm được những lượt booking cho những căn hộ của mình.Thế nhưng mọi việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ, ắt hẳn ít nhất ai cũng đã từng có những giai đoạn khó khăn của riêng mình.
Nhất là trong thời buổi dịch bệnh, COVID-19 đang diễn biến phức tạp, thì có được những lượt booking sẽ là những tín hiệu vô cùng quý giá. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Booking là gì? 10 mẹo cải thiện booking trong mùa thấp điểm. Hãy cố gắng đọc hết bài viết này, đây là những kinh nghiệm được đúc kết từ rất nhiều host đã và đang hoạt động lâu năm trong ngành dịch vụ lưu trú.
Mục Lục Bài Viết
Booking là gì?
Chắc hẳn mọi người đã từng nghe thấy loáng thoáng ai đó nói “book vé rồi!” hay “book phòng đi!” rồi phải không nào? Mọi người vốn đã biết rằng nghĩa của một từ trong tiếng Anh có thể biến đổi theo từng ngữ cảnh cũng như tùy thuộc vào nó được sử dụng trong ngành nào. Vậy nên ngoài nghĩa là quyển sách mà ai cũng biết ra, thì book còn có nghĩa là “đặt”.
Ở trong ngành dịch vụ nói chung, book hay booking là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến. Thay vì nói “đặt vé” hay “đặt phòng” thì mọi người thường nói là “book vé” hoặc “book phòng”. Có thể là bởi vì nói như vậy nghe cho “tây” và cũng có phần “sang chảnh” hơn.
Nói tóm lại, mọi người cứ hiểu đơn giản book hay booking ở trong ngành dịch vụ, hay ngành khách sạn có nghĩa là đặt chỗ, đặt phòng. Chẳng có gì phức tạp đúng không nào!
Booking có quan trọng không?
Như đã nói ở trên, booking là những lượt đặt phòng cho những căn hộ của bạn. Vậy thì đương nhiên, booking là rất quan trọng đối với công việc kinh doanh của bạn. Booking sẽ luôn luôn là mục tiêu cuối cùng bạn hướng đến. Tất cả những công việc như chăm sóc khách hàng, truyền thông, quảng bá, xúc tiến,… Cuối cùng cũng là để nhận được những lượt đặt phòng (booking) cho căn hộ của mình.
Booking là yếu tố quyết định đem lại nguồn doanh thu chính cho doanh nghiệp của bạn. Và cũng có thể nhìn vào lượt đặt phòng (booking) nhiều hay ít để đánh giá mức độ hiệu quả kinh doanh của bạn. Nếu như bán phòng mà không có lượt booking, vậy thì cũng như là bán hàng hóa mà không có ai mua vậy. Chắc hẳn là sẽ không có ai muốn điều đấy xảy ra phải không nào!?
Mẹo cải thiện lượt booking trong các mùa thấp điểm
Ở trong ngành dịch vụ lưu trú, lượt booking thường sẽ thay đổi theo mùa (seasonal) và không được ổn định. Đặc biệt là trong thời buổi dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp, ngành du lịch khách sạn là một trong những ngành bị tổn hại nặng nề nhất. Vậy thì làm sao để duy trì lượt booking ổn định cho những căn hộ thân yêu của mình. Sau đây là 10 mẹo giúp các bạn cải thiện lượt đặt phòng, hãy tiếp tục theo dõi!
Thay đổi mô hình kinh doanh
Tiếp tục cho thuê ngắn hạn: Điều thuận tiện của kinh doanh lưu trú ngắn hạn là bạn có thể chỉnh sửa giá bất kể thời điểm nào, thậm chí mỗi đêm một mức giá khác nhau. Trong mùa thấp điểm, đặt biệt những ngày trống giữa, bạn hãy giảm ít nhất 10% giá phòng và hạ số đêm đặt phòng tối thiểu để kéo thêm nhiều đối tượng khách phủ phòng những ngày này nhé. Tuy nhiên, nhiều khách ngắn ngày hơn đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải trao đổi với nhiều khách hơn, dành nhiều thời gian dọn dẹp căn hộ hơn. Nhưng dành nhiều thời gian để đổi lại được những lượt đặt phòng (booking) thì vẫn rất xứng đáng mà!
Chuyển hướng kinh doanh dài hạn: Bạn không đọc nhầm đâu, đây chính là thời điểm tốt để bạn lấp kín phòng hữu hiệu đấy! Bạn hãy thử đăng nhà của mình lên các trang cho thuê dài hạn để thu hút tập khách sinh viên, du học sinh và doanh nhân công tác xem. Các bạn sinh viên hay du học sinh có thể thuê nhà của bạn suốt cả một kỳ học dài sáu tháng thậm chí một năm cơ đấy. Bạn vừa có thể bảo toàn được doanh thu hàng tháng mà công việc chăm sóc khách còn được giảm tải nhiều nữa.
Tham gia vào nhóm chủ nhà cùng khu vực
Các cụ đã có câu “Buôn có bạn, bán có phường”. Chúng ta chỉ đang bước vào mùa thấp điểm chứ không hẳn là mùa không có khách, sẽ có những chủ nhà do đã kín lịch trong ngày nên không thể nhận thêm khách nữa tìm đến bạn ngỏ lời hợp tác giúp đỡ. Đây chính là lúc tiền đổ về túi của bạn rồi đó!
Nhắm đến đúng đối tượng khách
Các đối tượng khách hàng thuê phòng cũng thường thay đổi theo từng mùa. Tùy theo từng giai đoạn khác nhau, bạn cũng sẽ bắt gặp những đối tượng khách hàng khác nhau. Thường các mùa du lịch như mùa hè, đối tượng khách hàng của bạn sẽ là đối tượng gia đình. Vào những mùa thấp điểm, thường những sinh viên, học sinh sẽ có nhu cầu và tìm đến bạn. Hãy linh hoạt hơn trong việc target đúng đối tượng khách hàng. Khi cần thiết, có thể giảm giá phòng đi một chút để xin khách hàng để lại những lượt review 5 sao!
Tăng cường quảng bá cơ sở lưu trú online và offline
Đối với quảng bá online: Hình ảnh thương hiệu là vô cùng quan trọng. Có được một thương hiệu tốt sẽ kéo mọi thứ đi lên theo hướng tích cực bao gồm cả hình ảnh chủ nhà. Nhưng để kinh doanh tốt trên Airbnb là chưa đủ, bạn phải cố gắng phấn đấu để trở thành Superhost (Chủ nhà toàn năng). Để đạt được danh hiệu này trên Airbnb, bạn cần phải đạt đủ một số những yêu cầu sau:
- Có ít nhất 10 booking hoặc 3 booking có tổng số đêm trên 100 đêm.
- 50% số khách ở để lại review cho bạn
- Duy trì tỉ lệ trả lời khách hàng trên 90%
- Không huỷ bất cứ một khách hàng nào trong suốt quá trình cho thuê phòng
- Duy trì tỉ lệ đánh giá: 4.8 sao
Airbnb đã xây dựng một hệ thống quản lý chặt chẽ để giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm các căn hộ của chủ nhà Superhost. Với danh hiệu này, Airbnb cũng hứa hẹn sẽ giúp bạn tăng doanh thu lên đến 22%.
Đối với quảng bá offline: Bên cạnh những hình thức quảng bá đắt đỏ như quảng cáo trên màn ảnh ngoài trời, tham gia sự kiện,… Thì hãy thử in tờ rơi và đặt nó trong những nơi mà bạn nghĩ rằng sẽ là tụ điểm của những khách hàng tiềm năng như quán cafe, thư viện, trường học,… Xem lượt booking liệu có khả quan hơn không nhé!
Thu thập thêm những review tích cực
Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng đôi khi cũng khó không ngờ. Những vị khách mới thường có tâm lý vào đọc những bình luận của người đi trước để quyết định xem mình nên chọn căn hộ nào cho phù hợp. Mặc dù các chủ nhà đã liệt kê chi tiết những vật dụng và dịch vụ đi kèm nhưng các vị khách yêu quý của chúng ta vẫn cần kiểm chứng lại một lần nữa để xoá bỏ cảm giác nghi ngờ. Vậy nên việc có thật nhiều review tốt, tích cực là điều thực sự cần thiết nếu bạn muốn tăng lượt đặt phòng (booking) cho căn hộ của mình.
Hãy cố gắng giữ tất cả nội thất và vật dụng trong nhà trong tình trạng sử dụng tốt, tất cả đều hoạt động trơn tru. Đối với phòng ngủ, hãy đảm bảo rằng ga giường và khăn tắm đều sạch sẽ. Bạn hãy thử đặt tại phòng khách một quyển hướng dẫn sử dụng phòng và giới thiệu các địa điểm nổi tiếng xung quanh nhé, khách sẽ cảm ơn bạn rất nhiều đó!
Hơn nữa, trong quá trình khách ở, hãy thường xuyên liên lạc trao đổi với họ xem họ có gặp vấn đề phát sinh cần chủ nhà trợ giúp không? Việc bạn chăm sóc khách chu đáo trước sẽ khiến bạn xin đánh giá tốt sau này. Bạn không chỉ xin được duy nhất review trên Airbnb thôi đâu, khách hàng sẽ chủ động review nơi ở của bạn trên blog hay facebook, trang mạng xã hội họ sử dụng nữa đó. Rồi sau đó đừng trách mình nếu như lượt booking có tăng lên “ầm ầm” khiến bạn không kịp xoay sở nha!
Liên lạc lại những vị khách cũ
Cứ mỗi một lượt khách check–out, bạn hãy gửi lời cảm ơn đến họ và thường xuyên nhắn tin cập nhật thông tin căn hộ của bạn nhé. Các cụ có câu “mưa dầm thấm lâu”, ngay cả những vị khách khó tính nhất dần dần rồi cũng sẽ nhớ đến bạn mỗi khi cần thuê nhà.
Thêm nữa, bạn hãy gửi cho họ một số thông điệp ấm áp, yêu thương kèm theo “voucher giảm giá” trong giai đoạn thấp điểm để “kích cầu”. Đừng sợ họ không thể đến ghé thăm căn hộ của bạn một lần nữa, biết đâu bạn bè hay người thân, gia đình họ lại có nhu cầu đi du lịch trong thời gian này thì sao?
Cung cấp nhiều dịch vụ hơn
Để căn hộ của bạn có nhiều điểm khác biệt so với căn hộ của các chủ nhà khác, bạn cần cung cấp thêm nhiều dịch vụ trong nhà hơn họ. Bạn hãy nghiên cứu đối tượng khách mà bạn thường xuyên gặp.
Các khách hàng của bạn thường là khách du lịch hay nhân viên đi công tác? Liệu họ là cặp đôi yêu nhau hay là người đã có gia đình? Họ có thường xuyên ở trong nhà làm việc hay ra ngoài thưởng ngoạn? Hãy cố gắng tìm hiểu thật kĩ tập khách hàng của bạn để nâng cấp thêm nội thất hay vật dụng phù hợp.
Nếu như căn hộ của bạn thường xuyên đón đối tượng khách là gia đình trẻ đã có con, vậy bạn cần trang bị những nội thất phù hợp với trẻ nhỏ, hạn chế những đồ vật sắc nhọn trong nhà. Còn nếu tập khách hàng của bạn thường là những người đi công tác, vậy thì bạn lắp đặt hệ thống Wifi tốc độ cao kèm theo máy pha cà phê xem sao nhé? Những doanh nhân thường rất thích thưởng thức cafe mỗi buổi sáng để bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả đấy!
Hãy đầu tư một bộ ảnh đẹp cho căn hộ của bạn
Bạn có biết rằng một bức ảnh có thể ẩn chứa hàng ngàn thông điệp. Sự thật là, có nhiều vị khách họ chỉ xem qua bộ ảnh để quyết định xem có thuê phòng của bạn hay không? Sẽ chẳng có nghĩa lý gì khi bạn liệt kê đầy đủ chi tiết dưới phần mô tả, rằng bạn có cung cấp máy pha cà phê, máy rửa bát, điều hoà 2 chiều,… nhưng khách lại chẳng tìm thấy bức ảnh của những vật dụng đó trên bộ ảnh của bạn.
Hãy chụp rõ và chân thực tất cả các góc trong căn hộ của bạn. Chụp kĩ từng thiết bị điện tử có trong nhà để khách nhận diện được thương hiệu và cách sử dụng. Đừng quên chụp ảnh phòng tắm nhé! Tất cả các vị khách đều mong muốn sử dụng một nhà tắm sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi. Một bức ảnh đẹp, có hồn sẽ gợi mở được cảm xúc của khách hàng đó các vị chủ nhà ơi! Vậy nên bạn hãy cập nhật ảnh mang tính thường xuyên và theo mùa nhé. Bạn càng chăm sóc kĩ listing của bạn, bạn càng nhìn thấy nhiều booking trên lịch của bạn đó!
Hãy tích cực trả lời khách hàng
Khách nhắn tin cho bạn, nhưng cũng đang nhắn tin cho 20 chủ nhà khác, vậy làm sao để khách để ý đến bạn trong 20 chủ nhà cũng đang đấu tranh rất mãnh liệt ngoài kia? Hãy tích cực trả lời câu hỏi của khách, đây chính là thời điểm vàng để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách phục vụ của mình.
Hãy đảm bảo rằng bạn trả lời hết những câu hỏi khách hàng đặt ra, hơn nữa phải trả lời câu hỏi của khách một cách có tâm, mặc dù điều này đôi khi tốn đến tận vài tiếng đồng hồ để hoàn tất quá trình trao đổi thông tin với khách. Thế nhưng hãy cứ cho đi, rồi một ngày bạn sẽ phải “hoa mắt” khi nhìn thấy những lượt booking trên lịch.
Thuê một đối tác quản lý căn hộ chuyên nghiệp
Nếu bạn là chủ nhà của nhiều căn hộ, sẽ rất khó khăn khi bạn liên tục phải trả lời tin nhắn thắc mắc, trao đổi của khách du lịch. Hãy thử tưởng tượng trong cùng một thời điểm, có hai hoặc ba cơ sở lưu trú của bạn gặp tình trạng hư hỏng đồ đạc xem sao? Thật khó khăn để bạn di chuyển qua lại các cơ sở để kiểm tra tình hình và trông coi thợ sửa chữa. Điều này vô tình làm bạn đánh mất một số booking tiềm năng do chất lượng chăm sóc không tốt.
Đã đến lúc tìm đến một đối tác quản lý chuyên nghiệp để hỗ trợ bạn trong quá trình cho thuê nhà rồi đấy! Các công ty quản lý nhà họ có rất nhiều nhân viên để hỗ trợ bạn quản lý cũng như sửa chữa những sự cố trên một cách nhanh và chuyên nghiệp nhất để không khiến một vị khách hàng phật lòng trong quá trình ở. Bạn cứ tin tôi đi!
Hiện tại, Cohost cũng đang cung cấp dịch vụ quản lí căn hộ chuyên nghiệp, ngoài ra cũng sẽ cung cấp ứng dụng quản lí căn hộ, các bạn có thể liên hệ qua fanpage tại đây.
Lời kết
Rất cảm ơn các bạn, những ai đã đọc đến tận đây. Như các bạn đã thấy, booking là vô cùng quan trọng trong ngành dịch vụ. Thế nhưng, cũng không quá khó khăn để có thể kiếm được booking, chỉ cần bạn kinh doanh thật có tâm, hãy hết mình vì khách hàng.
Rồi sẽ đến lúc “booking” dập cho bạn mất ăn mất ngủ, lúc đấy chỉ sợ bạn phải cấp tốc tìm thêm người để “trợ giúp“. Hy vọng là bài viết Booking là gì? 10 mẹo cải thiện booking trong mùa thấp điểm này sẽ hữu ích với bạn. Hãy thường xuyên ghé qua Cohousing để cập nhật tin tức, trau dồi thêm nhiều kiến thức hay giúp ích cho việc kinh doanh của bạn nhé!