Khách hàng tố Công ty Kim Phát lừa đảo. Hàng loạt công ty đất nền tại Đồng Nai như Công ty Kim Phát, Công ty Việt Hưng Phát… đang bị Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Đồng Nai điều tra vì có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Khách hàng đặt cọc giữ chỗ để mua đất nền tại dự án do Đông Hưng Group làm chủ đầu tư và được cam kết hoàn trả lại sau 3 ngày dự án mở bán. Tuy nhiên, Đông Hưng Group sau đó không thực hiện khiến khách hàng bức xúc.
Mục Lục Bài Viết
Giữ tiền đặt cọc, Đông Hưng Group cắt liên lạc với khách hàng
Khách hàng mua dự án của Đông Hưng Group muốn lấy lại khoản tiền đặt cọc giữ chỗ. Tuy nhiên, chủ đầu tư cắt liên lạc, đuổi người mua về khi họ lên trụ sở công ty để đòi tiền.
Hợp đồng đặt cọc giữ chỗ giữa khách hàng và Đông Hưng Group
Đông Hưng Group lừa đảo: Không trả tiền, cắt liên lạc
Chị Hoàng Yến đã đóng 50 triệu đồng để đặt cọc giữ chỗ mua nền đất tại dự án khu dân cư Ngô Chí Quốc 1 (quận Thủ Đức) do Đông Hưng Group làm chủ đầu tư.
Theo cam kết đặt cọc giữ chỗ, phía Đông Hưng Group sẽ hoàn trả lại khoản tiền đặt cọc giữ chỗ này cho chị Yến nếu chị không mua sau 3 ngày dự án mở bán.
Trong khoảng thời gian này, chị Yến được nhân viên bán hàng của Đông Hưng Group mời chào các nền đất khác dù đã có người đặt cọc trước đó. Điều này khiến chị Yến không an tâm với cách kinh doanh của chủ đầu tư.
Mặt khác, trước thời gian mở bán là ngày 19/5, Đông Hưng Group đưa ra mức giá của dự án Ngô Chí Quốc 1 khoảng từ 24 – 30 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, ngày mở bán mức giá các nền đất bị đẩy lên trên 30 triệu đồng/m2.
Nhận thấy mức giá cao hơn ban đầu và cách kinh doanh “khó hiểu” của Đông Hưng Group, chị Yến quyết định không mua, chờ sau 3 ngày để rút tiền cọc.
Đến hẹn, chị Yến lên lấy lại tiền cọc thì phía Đông Hưng Group lần hồi không chịu trả. Sau đó, phía chủ đầu tư gửi cho chị giấy hẹn trả tiền từ ngày 6 – 11/8. Nhưng Đông Hưng Group lại một lần nữa lỡ hẹn.
Quá bức xúc, chị Yến lên tận trụ sở của Đông Hưng Group (tại số 225 Nguyễn Xí, P13, Q Bình Thạnh, TP.HCM) để hỏi thì phía công ty cho biết, không có tiền để trả và cho rằng chị Yến đã vi phạm hợp đồng khi tiết lộ thông tin cho báo chí.
Tuy nhiên, chị Yến yêu cầu đưa hợp đồng ghi điều khoản này thì phía Đông Hưng Group không thể đáp ứng. Đơn vị này sau đó đã chủ động cắt liên lạc với khách, thậm chí khi chị Yến lên trụ sở công ty thì bị ngăn lại không cho vào.
“Tôi chỉ là một trong số những nạn nhân của Đông Hưng Group”, chị Yến nói.
Quá bức xúc với thái độ của Đông Hưng Group, chị Yến đã gửi đơn kiện ra tòa án dân sự quận Bình Thạnh để đòi quyền lợi. Phía tòa án cũng xác nhận đã nhận đơn của chị và tiến hành xử lý trong thời gian tới.
Ban giám đốc bận công tác, sẽ trả lời sau
Để làm rõ những phản ánh của chị Yến, CafeLand đã liên hệ với Đông Hưng Group để tìm hiểu sự việc. Tuy nhiên, đại diện chủ đầu tư này cho biết, ban giám đốc công ty đang bận đi công tác và sẽ có phản hồi chính thức trong thời gian tới.
Trước đó, CafeLand cũng đã có bài viết về một số khách hàng khác gặp tình trạng tương tự như chị Yến. Trong nội dung bài viết này, phía Đông Hưng Group đã có phản hồi. Cụ thể, chủ đầu tư thừa nhận có chậm trễ trả khoản tiền đặt cọc cho khách hàng tại dự án Ngô Chí Quốc 1.
Nguyên nhân của sự chậm trễ này là do số lượng khách hàng lấy lại tiền đặt cọc khá lớn, nên công ty buộc phải thanh toán theo đợt cho khách. Phía Đông Hưng Group đã liên hệ, xếp lịch hẹn đồng thời kèm theo thư ngỏ gửi thông báo thời hạn trả tiền đến từng khách hàng.
Mặc dù vậy, nhiều khách hàng nhận được thư ngỏ đã không được chủ đầu tư trả tiền đúng thời hạn cam kết. Chị Yến là một trong những trường hợp như vậy.
Trao đổi với CafeLand, luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng nếu những phản ánh của khách hàng là đúng như trong hợp đồng ký kết lúc đặt cọc giữ chỗ thì Đông Hưng Group đã vi phạm hợp đồng. Khách hàng dựa vào những cam kết đã có trong hợp đồng để đòi lại khoản tiền trên. Trong trường hợp Đông Hưng Group không hoàn trả thì khách hàng có thể khởi kiện dân sự.
Ngoà ra, cần phải xem xét thêm việc đặt cọc giữ chỗ của khách hàng với Đông Hưng Group cụ thể ra sao. Nếu khách hàng đã đặt cọc giữ chỗ ưu tiên mua đất nền nhưng sau đó chủ đầu tư đơn phương bán nền đó mà không thông báo trước cho khách hàng thì đây cũng là hành vi vi phạm hợp đồng giữa hai bên.
Vẽ dự án ma để bán cho khách hàng
Thông tin từ Công an tỉnh Đồng Nai, cơ quan này đang thụ lý điều tra một số công ty môi giới, dự án đất nền trên địa bàn có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Cụ thể, các dự án và công ty môi giới nằm trong danh sách điều tra gồm:
Dự án khu dân cư Boulevard City nằm trên quốc lộ 1A, huyện Trảng Bom, Đồng Nai do Công ty Cổ phần Đầu tư Lê Bảo Minh làm chủ đầu tư và sau đó chuyển nhượng một phần dự án lại cho Công ty CP Đầu tư Việt Hưng Phát.
Dự án khu dân cư An Phước (xã An Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai) do Công ty Cổ phần Long Thuận Lộc làm chủ đầu tư. Sau đó công ty này đã chuyển nhượng lại 112 nền đất cho Công ty CP Đầu tư Việt Hưng Phát.
Dự án Khu dân cư Diamond City (huyện Trảng Bom) do Công ty TNHH Lê Hương Sơn làm chủ đầu tư. Dự án sau đó được chuyển nhượng cho Công ty CP Đầu tư Việt Hưng Phát.
Dự án khu dân cư xã Long Đức, huyện Long Thành, Đồng Nai do Công ty TNHH Long Đức làm chủ đầu tư (Urban Land). Sau đó Công ty Long Đức Urban Land và Công ty Việt Hưng Phát đã ký kết hợp đồng hợp tác với nhau.
Dự án khu dân cư Phước An ở xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư. Sau đó HUD chuyển nhượng một phần dự án cho Công ty Cổ phần Xây dựng Phúc Khang, Công ty TNHH Phúc Khang Đông Sài Gòn, Công ty Cổ phần Đầu tư Đại Phúc. Công ty Cổ phần Xây dựng Phúc Khang và Công ty TNHH Phúc Khang Đông Sài Gòn lại ký hợp đồng dịch vụ tiếp thị và phân phối độc quyền dự án cho Công ty Việt Hưng Phát…
Dự án khu dân cư thị trấn Trảng Bom, còn được gọi là dự án Gold Hill (huyện Trảng Bom) do Công ty CP Xây dựng địa ốc Kim Phát làm chủ đầu tư. Doanh nghiệp này sau đó ký hợp đồng môi giới với Công ty Địa ốc Kim Phát.
Hai công ty là Việt Hưng Phát (trụ sở số 429 Tô Hiến Thành, phường 14, quận 10, TP.HCM) và Công ty CP Địa ốc Kim Phát (trụ sở số 246 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP.HCM)… đã bị nhiều khách hàng tố cáo lừa đảo suốt thời gian dài.
Theo cơ quan điều tra, Công ty Việt Hưng Phát và Công ty Kim Phát chủ yếu nhận sang nhượng một phần các dự án từ nhiều công ty bất động sản ở Đồng Nai và TP.HCM. Sau đó, họ tổ chức quảng bá, môi giới, tư vấn, tiếp thị… các dự án này với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Khi khách hàng đồng ý mua đất nền, họ ký kết các dạng “hợp đồng thỏa thuận điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất”; “hợp đồng thỏa thuận điều kiện góp vốn xây dựng nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất”; “hợp đồng thỏa thuận điều kiện góp vốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất”… Nội dung các hợp đồng thường trái với nội dung hợp đồng môi giới mà hai công ty đã ký với các chủ đầu tư; sau đó họ thu tiền và không giao đất, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Thêm nhiều nạn nhân tố Công ty Kim Phát lừa đảo. Công ty Việt Hưng Phát lừa đảo
Nhiều khách hàng tố Công ty Kim Phát lừa đảo. Mặc dù khách hàng đã đóng hàng trăm triệu đồng để mua đất nhưng không nhận được đất, Công ty Việt Hưng Phát cũng không cung cấp giấy tờ pháp lý nào.
Khách hàng giăng băng rôn tố công ty Kim Phát lừa đảo
Dù cơ quan công an đã khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với Công ty CP Địa ốc Kim Phát và Công ty CP Đầu tư Việt Hưng Phát vì đã có hành vi gian dối trong bán hàng, thế nhưng nhiều người mua nhà vẫn tiếp tục trở thành nạn nhân của hai công ty này.
Sáng 19-3, nhiều khách hàng đã kéo đến văn phòng Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Hưng Phát (lầu 15, tòa nhà tại 39 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM) tố công ty này lừa đảo chiếm đoạt tài sản, yêu cầu trả lại tiền đã chiếm dụng. Thế nhưng, cũng như những lần khác, lãnh đạo Công ty Việt Hưng Phát vẫn không có mặt, người mua nhà vẫn tiếp tục phản đối, ngồi chờ trước cửa văn phòng công ty này.
Theo quan sát của Pháp Luật TP.HCM, văn phòng công ty này vẫn hoạt động, thế nhưng nhân viên bảo vệ đứng chắn cửa không cho khách hàng vào. Những nhân viên mặc áo gắn logo Việt Hưng Phát cầm điện thoại quay lại các khách hàng khi trao đổi thông tin cho báo chí, thế nhưng khi được khách hàng yêu cầu gặp tổng giám đốc công ty thì nhận được câu trả lời lãnh đạo không có tại công ty, khách hàng cứ chờ.
Trước đó, theo thông tin từ Cơ quan CSĐT (PC46), Công an TP.HCM cho biết sau một thời gian điều tra, ngày 25-10-2017, Cơ quan CSĐT (PC46) Công an TP.HCM ra quyết định khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với Công ty CP Địa ốc Kim Phát và Công ty CP Đầu tư Việt Hưng Phát vì đã có hành vi gian dối trong bán hàng.
Nhiều thanh niên xô xát và giật xé băng rôn tố Công ty Kim Phát lừa đảo của khách hàng
Cụ thể, cả hai đơn vị này đã ký kết thực hiện một số hợp đồng môi giới, chuyển nhượng dự án bất động sản tại các dự án thuộc tỉnh Đồng Nai và Long An. Trong quá trình giao dịch bán hàng, Kim Phát và Việt Hưng Phát có hành vi gian dối trong quá trình tổ chức môi giới tư vấn, tiếp thị các dự án bất động sản để khách hàng tin tưởng ký kết hợp đồng.
Bên cạnh đó, thay vì ký hợp đồng mua bán theo đúng quy định pháp luật thì hai công ty này đã tổ chức ký kết hợp đồng thỏa thuận điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng thỏa thuận điều kiện góp vốn xây dựng nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng thỏa thuận điều kiện góp vốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tất cả hợp đồng này đều trái với nội dung các hợp đồng môi giới đã ký với các chủ đầu tư dự án. Sau đó, Kim Phát và Việt Hưng Phát đã thu tiền, chiếm đoạt tài sản của khách hàng. PC46 đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản. PC46 đã triệu tập các đối tượng liên quan để phục vụ công tác điều tra.
Được biết từ giữa năm 2016 đến nay, nhiều khách hàng ký hợp đồng thỏa thuận điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất với Công ty Kim Phát để mua đất nền các dự án ở Đồng Nai và Long An. Tuy nhiên, Kim Phát đã thay đổi tên dự án, nâng giá bán nền đất và ký với khách hàng các hợp đồng thỏa thuận dân sự chồng chéo để hợp thức hóa khoản tiền chênh lệch 80-300 triệu đồng/nền.
Đáng nói, Kim Phát không xuất hóa đơn cho khách hàng mà chỉ đưa một tờ phiếu thu. Tương tự, theo cơ quan cảnh sát điều tra, Công ty Việt Hưng Phát cũng ký hợp đồng với khách hàng về việc góp vốn để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với dự án ở Đồng Nai. Dù khách hàng đã chuyển tiền nhưng Việt Hưng Phát không chuyển hồ sơ pháp lý cho khách hàng.
Khốn khổ vì công ty môi giới “chơi chiêu”
Không riêng gì tại tỉnh Đồng Nai, tình trạng các công ty môi giới đất nền “qua mặt” với khách diễn ra phổ biến thời gian qua tại các tỉnh như Long An, Bình Dương, Bình Phước.
Phản ánh đến CafeLand, nhiều khách hàng mua đất nền tại dự án The Unicity (Bà Rịa – Vũng Tàu) tố Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh bất động sản Uniland (đơn vị phân phối) thu phí tư vấn cao ngất ngưởng nhưng đưa sai thông tin, mập mờ, không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tư vấn.
Đặc biệt, để mua đất nền tại dự án này khách hàng phải ký một lúc hai hợp đồng gồm hợp đồng mua bán với chủ đầu tư, và một hợp đồng tư vấn với Cty Uniland.
Anh T.V. L, một khách hàng cho biết, để mua nền đất có diện tích 100m2, anh ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư với mức giá 300 triệu đồng. Sau đó, anh lại phải ký tiếp với Cty Uniland một hợp đồng “tư vấn góp vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật và công trình nhà trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất” với mức giá 155 triệu đồng.
Để thu hút khách hàng, một số công ty môi giới “chơi chiêu” dẫn đến tình trạng khách muốn mua đất ở quận 9 lại bị dẫn xuống Vũng Tàu, hay mua đất Bình Dương bị đưa lên Bình Phước.
Trường hợp của bà M (ngụ Gò Vấp) là ví dụ điển hình. Thấy Công ty địa ốc Nam Long Real (phường 10, quận Gò Vấp, Tp.HCM) đang quảng cáo bán đất nền tại đường Mỹ Phước – Tân Vạn (phường Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương), bà M liên hệ để đi xem dự án.
Tuy nhiên, sau khi lên xe, thay vì đi Mỹ Phước – Tân Vạn xe chở bà M và nhiều khách khác lên thẳng Thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Nhiều khách hàng bức xúc phản ứng thì được nhân viên của Nam Long Real giải thích, đây là cách quảng cáo để khách hàng đi xem dự án, nếu nói tận Bình Phước sẽ không ai đi.
Theo Luật sư – Tiến sĩ Bùi Quang Tín, Giảng viên Khoa Quản Trị Kinh Doanh – Đại học Ngân Hàng TP.HCM, khách hàng khi được tư vấn cần nghiên cứu kỹ các điều khoản cam kết trên hợp đồng. Trong trường hợp đơn vị tư vấn không thực hiện đúng các cam kết, kết quả tư vấn không đúng như hợp đồng thì có thể dựa vào quy định của pháp luật để đòi quyền lợi.
“Nhiều trường hợp tư vấn không đúng, đưa vào hợp đồng rất nhiều lời hứa, cam kết tỉ suất sinh lời cao phi thực tế nhưng không thực hiện được…thì những điều này vi phạm pháp luật”, Luật sư Tín khẳng định.
Kinh nghiệm mua đất nền
Việc mua đất nền dự án luôn có một sức hút không nhỏ với những nhà đầu tư nhưng cũng ẩn chưa rất nhiều rủi ro nếu người mua thiếu kinh nghiệm ở lĩnh vực này.
Ưu điểm của đất nền dự án là giá rẻ và khả năng sinh lời cao, nếu người đầu tư biết nắm bắt thời điểm. Tuy nhiên, bất cứ việc đầu tư nào cũng sẽ có một xác suất rủi ro nhất định. Kinh nghiệm mua đất nền dự án Bất Động Sản Uy Tín liệt kê 09 mối nguy thường gặp, cần lưu ý nhất khi đầu tư vào đất nền.
So sánh giá với khu vực xung quanh
Người mua nên so sánh với mảnh đất chuẩn bị mua với những mảnh đất tương đồng về diện tích ở khu vực xung quanh. Sự so sánh này sẽ phần nào giúp người mua tránh bị bên môi giới làm giá, đặc biệt phải tỉnh táo để tránh hiệu ứng tâm lý theo đám đông.
Chú ý tiện ích xung quanh, tránh nghe những lời tô vẽ của môi giới
Người mua cần chú ý đến tiện ích xung quanh khu đất nền có ý định mua, không chăm chăm nghe những lời ‘tô vẽ’ về dự án. Đặc biệt, những dự án có đường, cầu qua sông, kênh rạch cần được xem xét kĩ lưỡng vì đây là những yếu tố thay đổi giá trị đất nền lên rất cao. Nhiều thông tin về dự án, siêu dự án thật ra chỉ là ‘bánh vẽ’ để “tung hỏa mù” với người mua.
Tìm hiểu chủ đầu tư
Chủ đầu tư có năng lực, uy tín, đã triển khai nhiều dự án, có đầy đủ pháp lý và được phép kinh doanh bất động sản. Có tiềm lực tài chính đủ mạnh để hoàn thiện dự án khi thị trường bất lợi.
Những khu dự án có chủ đầu tư uy tín, có tiếng và có trách nhiệm với khách hàng sẽ an toàn và đáng tin tưởng để đầu tư hơn những dự án nhỏ lẻ, tên tuổi nhà đầu tư mập mờ và đặc biệt thường được rao bán với giá quá hấp dẫn, giảm giá liên tục và đi kèm với nhiều ưu đãi.
Vì đó có thể là những dự án đang chết hoặc không có tiềm năng phát triển, cạn vốn và phía chủ đầu tư đang cố “bán tống báo tháo” đi càng sớm càng tốt.
Pháp lý dự án
Kinh nghiệm mua đất nền dự án để tránh rủi ro về pháp lý.
- Có quyết định giao đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các cấp có thẩm quyền.
- Được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
- Đã đóng tiền sử dụng đất cho Nhà nước.
Định giá lô đất
Kinh nghiệm khi mua đất nền dự án đúng với giá trị thực là các bạn phải thẩm định giá. Bằng cách so sánh với các dự án xung quanh, tìm hiểu thật kĩ các tin rao bán trên các trang uy tín hoặc nhờ các cơ quan thẩm định giá chuyên nghiệp. Giá bán không quá chênh lệch với mặt bằng lân cận hay các dự án tương tự.
Đừng quá hấp tấp và vội vàng khi đầu tư vào một miếng đất nền nào chỉ vì giá rẻ trong khi bạn chưa xác định, đánh giá đúng và nắm bắt giá trị thực và tiềm năng phát triển của nó trong tương lai. Việc tìm hiểu này giúp bạn tránh rơi vào khả năng bị ép giá cao và không mua phải những miếng đất “chết”, không có tiềm năng phát triển.
Đọc kĩ hợp đồng mua bán đất nền dự án
Khi đặt bút ký hợp đồng phải xem xét kỹ lưỡng các văn bản giấy tờ liên quan, hồ sơ pháp lý của dự án. lại mất rất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian. Quan trọng nữa là dự án đó có được gọi là đất sạch không, bởi vấn đề giải phóng mặt bằng là chuyện rất gian nan.
- Chủ đầu tư dự án.
- Điều kiện ràng buộc giữa bên bán và bên mua.
- Thời gian bàn giao hạ tầng, bàn giao đất.
- Quy định xử phạt nếu vi phạm hợp đồng
Không chạy theo tâm lý đám đông
Không ít người Việt có xu hướng đầu tư theo tâm lý đám đông, thấy người khác đổ xô đi mua đất cũng nhảy vào đầu tư. Điều đó khiến cho nhiều người bị cuốn vào vòng xoáy thị trường mà bỏ qua hết kiến thức, quy luật thị trường cũng như những kinh nghiệm của người đi trước. Người mua cần có sự tính toán trước khi nhảy vào đầu tư thay vì chạy theo số đông để không chịu thiệt trong giao dịch.
Để đầu tư hiệu quả, bạn cần phải thu thập đầy đủ những thông tin về chủ đầu tư, dự án, nếu cần thiết thì nên nhờ các chuyên gia tư vấn để vốn đầu tư của mình tránh được rủi ro cao nhất, đừng tin hoặc trông cậy quá nhiều vào trào lưu đầu tư ồ ạt của một nhóm người.
Không mua đất có sổ chung
Không nên mua đất có chung giấy sở hữu quyền sử dụng đất. Điều này cực kì nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những khu đất chưa được phân lô, tách nền thường đang vướn mắc khá nhiều lý do về pháp lý.
Chú ý quy định tách thửa nếu mua của dân
Người đầu tư cần chú ý đến diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa theo Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày 05.12.2017 của UBND TP.HCM. Cụ thể hơn:
- Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú. Thửa đất hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa là 36m2. Chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 3m.
- Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức. Tối thiểu là 50m2. Chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 4m.
- Huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ. Tối thiểu là 80m2. Mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 5m.
Chính từ việc không chú ý quy định này mà nhiều người mua không đủ yêu cầu vẫn phát sinh giao dịch. Song không ra được sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Kiểm tra quy hoạch từ cơ quan chức năng
Cuối cùng là lưu ý khi mua đất nền ở bất kỳ khu vực nào cũng cần kiểm tra quy hoạch dự án từ cơ quan chức năng.
Mỗi hợp đồng ký kết giữa người bán và người mua đều có những điều khoản được ghi rõ. Tất nhiên, ở góc độ người soạn thảo hợp đồng mua bán, chủ đầu tư luôn cài những điều khoản có lợi cho mình. Vì thế, người mua cần tỉnh táo, tìm hiểu rõ thay vì ‘nhắm mắt đưa chân’ bằng toàn bộ tài sản mà mình tích góp cả đời
Mẫu hợp đồng mua bán đất
Mẫu hợp đồng mua bán đất nền dự án được xây dựng nhằm hạn chế một phần rủi ro cho người mua, do quyền sử dụng đất chưa thuộc trường hợp được chuyển nhượng theo luật đất đai 2014.
Nội dung của mẫu hợp đồng mua bán đất
Việc mua bán nhà đất đang rất thu hút trong cơn sốt đất hiện nay và mẫu hợp đồng mua bán đất nền dự án được rất nhiều khách hàng quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những lưu ý về hợp đồng góp vốn mua đất nền dự án.
Mẫu hợp đồng mua bán đất nền dự án hoặc chuyển nhượng dự án bất động sản (toàn bộ dự án hoặc một phần dự án) bất động sản được ban hành kèm Nghị định 76/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh Bất động sản 2015. Nội dung cơ bản phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực. Thể hiện rõ:
- Ngày, tháng, năm làm hợp đồng mua bán.
- Thông tin bên chuyển nhượng (bên A) và bên nhận chuyển nhượng (bên B).
- Thông tin cơ bản về dự án đã được phê duyệt.
- Thông tin chi tiết về kết quả thực hiện đến thời điểm chuyển nhượng dự án (hoặc một phần dự án).
- Giá chuyển nhượng.
- Phương thức và thời hạn thanh toán.
- Thời hạn bàn giao và nhận dự án (hoặc phần dự án).
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng.
- Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng.
- Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất.
- Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.
- Điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng.
- Giải quyết tranh chấp.
- Các trường hợp chấm dứt hợp đồng.
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Các thỏa thuận khác.
Lưu ý khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để tránh rủi ro
Xem xét thời hạn và quy định mà chủ đầu tư yêu cầu người mua phải xây dựng. Trong trường hợp mua đất nền dự án để xây nhà an cư thì người mua không nên mua lại những mảnh đất đã quá thời hạn xây dựng mà chủ đầu tư ra.
Chú ý về quy định thiết kế nhà ở mà chủ đầu tư đưa ra so với thiết kế chung của dự án.
Lưu ý và thỏa thuận rõ ràng về mục đặt cọc tiền, thời hạn thanh toán và bàn giao đất, sổ đỏ.
Sau khi xem xét các vấn đề trên, một lưu ý quan trọng mà người mua đất cần quan tâm đó chính là kiểm tra xem chữ kỹ bên bán có chính xác hay không?
Đặc biệt, trong bản hợp đồng mua bán đất nền dự án hay bất cứ hợp đồng mua bán nhà đất nào cũng cần phải có cả chữ ký của cả vợ lẫn chồng ở bên bán. Tránh trường hợp sau này xảy ra tranh chấp về tài sản.
Có cần công chứng hợp đồng mua bán đất không?
Nhiều người thắc mắc, sau khi ký hợp đồng mua bán đất có cần công chứng không? Câu trả lời là hoàn toàn phải có xác nhận, công chứng thì bản hợp đồng mua bán mới có giá trị.
Ngoài những vấn đề về thủ tục pháp lý và lưu ý khi làm hợp đồng mua bán đất, người mua cần xem xét và tìm hiểu kỹ và chính xác về khu đất định mua. Tránh mua những lô đất đang trong diện tranh chấp và không có đủ giấy tờ pháp lý.