Cùng Cohousing đi càn quét top 10 đặc sản Hà Nội, mà bất cứ người con của thủ đô đều được nếm thử hương vị. Những món ăn ngon đặc biệt mang hương vị rất riêng và lạ khiến cho bất kỳ du khách ghé thăm không thể nào quên. Ẩm thực Hà Nội không đậm đà và có hương vị ngọt như Sài Gòn. Người Hà Nội chế biến các món ăn đa dạng quanh năm, với với hương vị thanh mát cho mùa hè. Hay làm ấm cơ thể bằng nước phở nóng cho mùa đông.
Hôm nay cohousing sẽ giới thiệu từng món ăn nằm trong danh sách đặc sản Hà Nội dành cho các tín đồ mê mệt đồ ăn tham khảo và thưởng thức.
Mục Lục Bài Viết
Phở bò
Đã từ lâu, phở trở thành món ăn quốc dân của bao nhiêu thế hệ. hiện diện khắp mọi miền trên tổ quốc. Gốc tích của món phở, bắt đầu nổi danh từ năm 1930. Món ăn này đã trải qua hơn một thế kỷ và là biểu tượng được tôn vinh về ẩm thực Việt. Phở là món ăn đặc sản của Hà Nội vì nước dùng thơm, làm ấm cơ thể.
Những hàng phở “nổi như cồn” trên gắp các con phố phải kể đến. Đó là phở Lý Quốc Sư, Phở Sướng, Phở Gánh bán trên nẻo đường phố cổ. Đây đều là những địa điểm có hương vị phở truyền thống của thủ đô. Nước xương hầm, được nấu thật kĩ, thời gian ninh xương cần phải đủ 8 tiếng với các loại gia vị làm thơm. Công thức gia truyền với những loại gia vị đặc biệt làm nên bí quyết đặc sản Phở Bò như ngày nay.
Bánh khúc
Một món ăn nữa đã quá quen thuộc với người dân thủ đô, đó chính là món Bánh Khúc. Hương vị của bánh khúc đặc biệt vì nhân bên trong là lớp đậu xanh vàng óng với thịt lợn. Hương vị hoà với nhau vừa ngậy vừa bùi, với lớp vỏ xôi gạo nếp bên ngoài. Bánh Khúc là món ăn tinh thần của Hà Nội mỗi đêm mùa đông. Tiếng rao ” Bánh Khúc đây, tôi là Bánh Khúc đây” mời gọi mua bánh.
Công thức bí mật làm nên hương vị của xôi khúc đó chính là rau khúc. Thường được hấp rồi giã lên trộn để làm vỏ bánh khúc. Địa điểm mua xôi khúc nổi tiếng nhất trên phố cổ đó là Phố Cầu Gỗ, đặc biệt là hàng bánh khúc cô Lan. Vị bánh tại cửa hàng luôn tươi mới nóng hổi, có vị cay thơm từ hạt tiêu, ăn kèm với chả, giò. Mặc dù quán không có nhiều diện tích, nhưng vẫn rất thu hút và đông người mua xôi bởi hương vị đặc biệt của món ăn này. Tham khảo tại đây.
Bánh cuốn
Bánh cuốn là món ăn gia truyền, từ thời các vua Trần. Bánh được làm từ bột gạo, mộc nhĩ, nấm hương, thịt băm và hành tây. Lớp tráng bánh được hấp nóng, rồi tráng mỏng. Sau đó sẽ được cuốn cùng các nguyên liệu mộc nhĩ, nấm hương, thịt băm. Ăn kèm cùng nước mắm vắt chút chanh, đường. Bánh cũng được ăn kèm với các loại rau thơm để cân bằng hương vị. Món ăn này được coi là tinh hoa của ẩm thực Việt, khi tất cả các hương vị được hoà trộn, với đủ các chất dinh dưỡng.
Món bánh cuốn có mặt ở khắp các phố phường Hà Nội. Còn sót lại các quán bánh cuốn từ rất lâu đời với điểm tên đó là bánh cuốn bà Hanh, hay bánh cuốn Thanh Vân, bánh cuốn Bà Xuân.
Bánh tôm
Bánh Tôm nổi tiếng từ thời kỳ năm 1970, khi các hàng quán ở phía đường Thanh Niên, bên hồ Trúc Bạch sản xuất và bán bánh. Hồ Tây là tụ điểm gặp gỡ và giải trí của rất nhiều thế hệ. Mọi người cũng có thể bắt gặp rất nhiều quán bánh tôm ở bên ven Phủ Tây Hồ. Bánh thơm, giòn, được chiên kỹ dùng với nước chấm ngọt ngọt, thanh thanh.
Các thế hệ trẻ hay trung niên ai cũng yêu món bánh tôm Hà Nội. Luôn được cập nhật vào checklist các món ăn phải thử ngay tại Hà Nội.
Tôm thường được lựa chọn để làm bánh là tôm nước ngọt. Tôm được nhúng qua một lớp một mì hay bột chiên giòn trong chảo ngập dầu. Rồi phồng lên thành hình bánh. Món ăn dù đơn giản, không cầu kì nhưng lại mang đậm hương vị Việt, hương vị của Hà Nội.
Bún Ốc
Hiện giờ chưa có nguồn gốc xuất xứ của bún ốc. Chỉ biết người ta thường lựa chọn ốc rất kĩ để làm món này. Trong quán bún Ốc có thể gọi cả bát ốc to, hay bát ốc nhỏ. Để giảm mùi ốc và tăng mùi thơm cho bát bún ốc. Trong món này không thể thiếu rau chuối, rau thơm. Đậu phụ cắt lát thành miếng vuông nhỏ cùng với nước dùng có chút hương vị chua thanh từ cà chua.
Thưởng thức thêm cùng mắm tôm và ớt lại tăng thêm hương vị hấp dẫn của ốc khi có chút cay, chút đậm của hai loại gia vị này. Để bát bún ngon, thì từ khâu chọn bún phải rất cẩn thận, bún được lựa nhỏ, dai và dẻo để khi chan với không bị nhão.
Bún Thang
Bún thang được coi là đặc sản Hà Nội cầu kỳ trong khâu chuẩn bị nhất. Để làm được tô bún thang với đầy ắp “topping”, thì phải sưu tầm vô sô nguyên liệu. Trong bún thang phải có rau răm, trứng gà rán thật mỏng phủ lên trên. Rồi lườn gà và gió đều luộc rồi xé nhỏ hay thái sợi rải đều. Cũng như bún ốc, bún phải được lựa loại sợi nhỏ và mỏng, dai. Nước dùng là loại nước hầm gà. Ăn kèm với giấm, tỏi, hạt tiêu. Có thể cho một chút mắm tôm để làm đậm hương vị.
Bí quyết để tô bún thang đó chính là một loại gia vị rất hiếm, đó chính là tinh dầu cà cuống. Bát bún thang sẽ dậy một mùi đặc biệt. Bún thang được coi là vô cùng đặc biệt vì nó tượng trưng cho âm dương ngũ hành. Với nhiều màu sắc phản ánh nền nông nghiệp lúa nước miền Bắc với nguyên liệu dân dã.
Cà phê trứng
Những người nước ngoài có dịp ghé Hà Nội không thể không kịp ghé qua để thưởng thức cà món cà phê trứng. Vì trên thế giới, món cà phê này là độc nhất vô nhị từ những nguyên liệu mà người nước ngoài phải “há hốc mồm”. Bởi sự sáng tạo của đồ uống này, đã làm nền tảng để sáng tạo các loại các phê khác như cà phê muối, cà phê ngũ cốc
Đồ uống này được biết đến qua ông Nguyễn Văn Giảng, đầu bếp của khách sạn Sofitel Legend Metropole. Thời kỳ năm 1946, nguồn cung cấp đường sữa vô cùng khan hiếm. Nên ông đã sáng tạo ra đồ uống này dựa trên công thức pha Capuchino. Ông mở quán bán cà phê ven đường năm 1920 tại đê Yên Phụ và sau này, con cháu ông đã tiếp tục thực hiện công thức pha chế.
Phở cuốn – Phở Chiên Phồng
Nguồn gốc từ phở cuốn xuất phát từ làng Ngũ Xã. Câu chuyện sáng tạo được phở cuốn cũng vô cùng tình cờ. Vì quán một hôm đã hết nước dùng, nên đã lấy bánh phở cuốn với thịt và rau thơm để thay thế. Làm thêm bát nước chấm ăn kèm với phở cuốn. Người khách “rate 5 sao” món ăn này ngay lập tức và từ đó món phở cuốn trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Và được đánh dấu là một trong những đặc sản đặc sắc của Hà Nội.
Không chỉ với món phở cuốn, mà còn có cả món phở chiên phồng. Người ta lấy bánh phở đắp lại với nhau, cho cùng với bột nổi và thả vào chảo chiên ngập dầu. Để bánh phở phồng lên giống một cái gối, sau đó phủ rau cải xanh xào với thịt bò tỏi,. Hương vị sốt bò mix cùng với phở chiên phồng luôn là món ăn tuyệt cú mèo hấp dẫn du khách.
Nem chua nướng
Trong những món ăn hót hòn họt đường phố của Hà Nội, thì cũng không thể bỏ qua món Nem chua nướng. Nguyên liệu để làm nên món ăn này không hề cầu kì nhưng lại khiến ai cũng say đắm hương vị. Bao gồm bì heo, thịt nạc heo, thính, gia vị, trộn đều và độ men ủ cũng điều chỉnh để đảm bao hương vị tuyệt vời nhất.
Nem chua thường được bọc một lớp lá chuối ở bên ngoài. Nướng nem, nướng lật qua lật lại hai mặt để nem chín đều. Rồi sau đó bắc ra để vào mẹt để đảm bao nem không bị cháy, không nên nướng quá lâu. Món ăn này nổi tiếng nhất ở Ấu Triệu và Hà Nội vì cách chế biến vô cùng đặc biệt và sáng tạo.
Bánh Giò
Một món quà sáng cuối cùng mà cohousing sẽ giới thiệu cho mọi người đó trong danh sách đặc sản Hà Nội. Đó là món Bánh Giò nóng. Phần bánh được làm từ gạo tẻ, bột năng. Vỏ bên ngoài bọc bằng lá chuối, để thơm mùi bánh. Bên trong là thịt lợn băm, mộc nhĩ, nấm hương, rồi hành nên khi hấp xong bánh là một mùi thơm nhẹ. Ăn bánh giò thì phải kèm dưa chuột góp, giò lụa. Còn để tạo hương vị đậm đà, thực khách có thể cho thêm chút tương ớt hay nước tương để có vị cay cay, đậm đậm.
Các món bánh giò tuyệt cú mèo các tín đồ cuồng ăn uống phải check in ngay. Đó là bánh giò Cô béo ở Thuỵ Khuê, Bánh giò ở Đào Duy Từ, bánh giò thịt nướng Đông Các. Với đầy đủ topping đầy ú ụ trên đĩa bánh giò. Từ chả cốm, giò, tương ớt, dưa góp. Ai cũng phải no cái bụng sau khi ăn món bánh giò với cảm giác cực kì đã.
Tổng kết
Vậy là bài viết về đặc sản Hà Nội phải chào tạm biệt các bạn rồi. Cohousing hi vọng qua bài viết này, mọi người có thể tìm được đặc sản ưng ý để mua tặng người thân, bạn bè, mỗi khi ghé Hà Nội. Hay lên danh sách đập phá các món ăn này với lũ bạn yêu quái. Mong bài viết này sẽ cập nhật danh sách món ngon tuyệt cú mèo cho mọi người.