Văn Miếu Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên của kinh đô Thăng Long, được xây dựng từ thời nhà Lý năm 1070. Đây được coi là di tích tiêu biểu của kinh thành Thăng Long. Những giai thoại lịch sử về tinh thần học vấn vẫn được lưu giữ. Sau đó, được truyền lại cho bao nhiêu thế hệ sau học tập.
Di tích này thường là nơi cầu may trước mỗi kì khoa thi của rất nhiều sĩ tử. Công trình kiến trúc đồng thời phản ánh tầm nhìn xa trông rộng của các vị vua. Ngay từ buổi đầu khi thành lập trường đại học dành cho các bậc anh tài trên khắp đất nước. Hôm nay, trong bài viết, cohousing sẽ cùng các bạn sẽ khám phá và giải mã di tích vô cùng thú vị này nhé.
Mục Lục Bài Viết
Văn Miếu Quốc Tử Giám sơ lược
Khu vực Văn Miếu Quốc Tử Giám gồm mặt trước là Hồ Văn. Sau đó mới tới khu Văn Miếu Quốc Tử Giám. Bên trái là vườn Giám, phải kế đến gian thờ giá trị nhất trong công trình kiến trúc là là Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Nơi chắp cánh cho hàng nghìn nhân tài trở thành cánh tay đắc lực của đất nước lúc bấy giờ.
Lịch sử
Vua Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu vào năm 1070 nhằm thờ các bậc thánh nhân, truyền bá Nho giáo.Thời gian này, ngoài chức năng thờ tự, nơi đây cũng là trường học của con vua, quan hoàng tộc. Trong đó phải kể đến vua Lý Nhân Tông, con của vua Lý Thánh Tông và Nguyên Phi Ỷ Lan.
Cho tới năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng cho lập Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu. Đây là mốc thời gian quan trọng đánh dấu trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam ra đời. Lúc đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua, quan, người trong hoàng tộc. Đến năm 1154, vua Lý Anh Tổng tu sửa lại và chỉ để thờ Khổng Tử.
Tới thời của vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được mở rộng và thu nhận con cái của thường dân. Năm 1253, nhà vua xây dựng Quốc Học Viện. Vì thế, nơi đây trở thành nơi học tập của thường dân có sức học tập vượt trội. Như vậy, không chỉ với chức năng tế lễ, mà Quốc Học Viện ngày một trở nên nổi bật hơn. Thu hút đông đảo sĩ tử dự thi.
Sau đó, Chu Văn An được cử làm quan Tư Nghiệp ở thời vua Trần Minh Tông. Ông cũng là người trực tiếp đứng lớp dạy dỗ các hoàng tử, con của các quan lớn trong triều. Có công lớn với đất nước, được mệnh danh là ông tổ của nhà Nho nước Việt. Vua Trần Nghệ Tông đã cho thờ ông cạnh Khổng Tử sau khi ông mất năm 1370.
Đến năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho xây dựng bia của các sĩ tử đỗ xuất sắc khoa thi năm đó, mỗi khoa đều có một tấm bia đặt trên lưng rùa. Nhà vua tổ chức đều đặn các khoa thi, cứ 3 năm một lần với 12 khoa thi. Đều tổ chức đều đặn hằng năm. Đến đời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám di dời đến Huế.
Địa điểm của di tích
Nằm tại phía nam của kinh thành hay bây giờ còn giáp với các con phố chính của quận Đống Đa. Đó chính là phố Nguyễn Thái Học, phố Tôn Đức Thắng, phố Văn Miếu và phố Quốc Tử Giám. Chỗ đỗ xe nằm ngay cạnh cổng chính của Văn Miếu bên tay trái, tại số 58 Văn Miếu.
Địa điểm của Văn Miếu được đánh giá nằm cách xa so với kinh thành Thăng Long. Đây được coi là vị trí cách xa khu vực trung tâm kinh thành, khu vực giao thương, buôn bán. Nhằm giúp các nho sĩ trong trường có không gian tĩnh lặng, cách xa sự ồn ào của khu chợ.
Hệ thống thờ tự
Hệ thống thờ tự ở Văn Miếu Quốc Tử Giám phải kể tới là đền Khải Thánh, thờ Khổng Tử và bốn vị học trò thân thiết. Nhà hậu đường thờ Chu Văn An, vị quan có công đào tạo nhân tài của đất nước. Tầng trên hậu đường là 3 vị vua có công với đất nước gồm 3 vị vua có công lao lớn trong việc khai lập trường đại học đầu tiên. Đó là vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
Giải mã Văn Miếu Quốc Tử Giám
Toàn bộ công trình Văn Miếu Quốc Tử Giám vô cùng đồ sộ về mặt cấu trúc. Từ Hồ Văn, đến Văn Miếu Môn, Đại Trung Môn
Hồ Văn
Trước Văn Miếu, hướng tới phía Nam chính là hồ Văn, tên cũ là hồ Minh Đường hay còn gọi là hồ Giám. Chính giữa hồ là gò Kim Châu, được xây dựng trên nền Phán Thuỷ Đường, thường là nơi bình văn thơ của nho sĩ trong kinh thành trước.
Văn Miếu Môn
Ngay trước Văn Miếu Môn, là tứ trụ cùng với bia Hạ Mạ. Trước đây, dù công hầu hay tướng, quan khi đi qua Văn Miếu đều phải xuống ngựa, tỏ lòng thành kính trước bia. Ngay đầu cổng chính là tứ trụ, biểu tượng linh thiêng và sức kì diệu của Văn Miếu. Hai trụ ở giữa có hình hai con nghê chầu vào, nhô cao, được được xây bằng gạch. Con nghê là biểu tượng của con vật linh thiêng, có khả năng nhận biệt được kẻ xấu và người tốt. Trụ bên ngoài, thấp hơn, được đắp nổi bốn con chim phượng xoè cánh, đuôi vào nhau. Thế hiển nguồn năng lực học vấn, trí tuệ vô biên toả đi khắp bốn hướng
Đại Trung Môn
Không gian đầu tiên, hay còn gọi là khu Nhập Đạo dẫn thẳng tới cổng Đại Trung Môn. Theo đó, bên trái là Thành Đức môn, bên phải là Đạt Tài môn. Hai cánh cổng này thể hiện ý nghĩa sâu sắc trong Nho Giáo. Đó chính là tài và Đức luôn luôn song hành trong sự nghiệp thăng tiến, làm quan. Cả hai yếu tố Tài và Đức không thể tách rời.
Cấu trúc cửa đại trung môn được chia thành 3 gian. Được xây trên nền gạch cao, mái trên cao được lợp bằng gạch ngói mũi hài. Điểm đặc biệt trên mái của cổng Đại Trung Môn, là hai chú các chép trầu về bầu rượu. Tái hiện truyền thuyết cá chép vượt vũ môn hoá rồng. Để thành công, “hoá rồng”, các sĩ tử phải trải qua vô vàn khó khăn, rất nhiều cuộc thi, rất nhiều thử thách. Mới có thể thăng tiến trên bước đường làm quan lớn.
Ở hiên trước và hiên sau của Đại Trung Môn đều có cột chống đỡ. Hai bên đăng đối, trải ngập không gian cây xanh và thảm cỏ. Di tích này thể hiện sự oai nghiêm, thành kính, sự sàng lọc của vua quan ngày xưa. Sau khi đi qua cánh cổng phân biệt cái tà, cái ác, người thiện lương. Đại Trung Môn là cánh cổng của sự thử thách, những bài kiểm tra cực kì khó nhằn để sàng lọc những ứng cử viên nặng kí. Mà hai yếu tố buộc phải có là cặp đăng đối Tài và Đức.
Một vị quan có Tài mà không có Đức cũng dễ khiến đất nước lâm vào cảnh nguy cùng, cho dù có giỏi đến mấy, cũng sẽ khiến dân chúng khổ đau. Người có Đức mà không có Tài thì cũng không đủ để trị vị, làm quan. Đó chính là ẩn ý trong nét kiến trúc đặc biệt của các bậc thánh hiền xưa muốn truyền dạy, ngay khi các sĩ tử chuẩn bị đi thi.
Khuê Văn Các
Lầu vuông tám mái, chính là Khuê Văn Các. Cái tên gắn liền với ý nghĩa là vẻ đẹp của sao Khuê. Được xây dựng dưới Triều Nguyễn năm 1805. Nơi đây được dựng trên một nền vuông cao cân xứng, có lát gạch Bát Tràng. Dưới bốn trụ gạch đều được trạm trổ hoa văn tinh xảo. Tầng trên được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng. Những chi tiết trang trí phần góc mái lại khác chất liệu, được làm bằng đất nung hoặc vôi cát có đồ bên lâu. Ở bên trên có hình tấm biển đề chữ tiếng hán Khuê Văn Các
Giếng Thiên Quang
Ngày trước nơi đây còn được gọi là Ao Văn, hay tên thường thấy là Thiên Quang tỉnh. Tên vô cùng ý nghĩa, Thiên quang có nghĩa là ánh sáng của bầu trời, Thiên Quang Tỉnh. Ý nghĩa tâm linh của giếng Thiên Quang, cũng đằng sau cái tên đó. Đây là nơi hấp thụ tinh hoa của trời đất. Giếng có hình vuông, được xây có độ cao ngang lưng. Quan niệm tâm linh của người Việt cho răng, hình vuông tượng trưng đất, hình tròn của Khuê Văn tập trung cho trời. Bao quanh là đường gạch để có thể dại quanh thưởng ngoạn cảnh đẹp trong vườn. Ngoài ra, nơi đây cũng thường là nơi để các sĩ tử chỉnh trang trước khi đến học.
Bia Tiến Sĩ
Không thể không nhắc tới 82 tấm bia Tiến sĩ hình con rùa bằng đá. Đây là nơi vinh danh các sĩ tử đỗ đạt. Trong tín ngưỡng truyền thống, con rùa là con vật khôn ngoan và có sức sống dai dẳng. Ngụ ý của những tấm bia đá chính là trí tuệ của các bậc sĩ tử luôn trường tồn mãi với thời gian.
Hai bên phải trái của giếng Thiên Quang gồm 41 tấm dựng thành 2 hàng ngang, mặt bia đều quay về phía giếng. Mỗi vườn bia đều có toà đình vuông, nền cao, nhìn xuống giếng. Trước đây, nơi này thường là nơi tế lễ các vị Tiên Nho. Khu vực này đã trải qua rất nhiều lần trùng tu và xây dựng cho đến ngày nay
Đại Thành Môn
Đây là khu vực chính của toàn tổng thể bộ kiến trúc. Chính giữa khắc được khắc chữ Đại Thành Môn. Có ghi lại dấu tích thời vua Lý Thánh Tông, năm xây dựng bằng chữ Hán.
Cửa Đại Thành hay còn có nghĩa là cửa chính của con đường sự nghiệp lớn. Đây là nơi mở đầu cho khu vực của những kiến trúc chính. Gian sau là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền hay cũng là nơi giảng dạy của trường giám thời xưa.
Bái đường Văn Miếu ( Đại Thành Điện)
Bước qua cửa Đại Thành là sân rộng được lát gạch Bát Tràng. Khoảng sân này chính là Đại Bái Đường. Hai bên phải trái là Hữu Vu và Tả Vu
Thượng Điện nằm ở phía sau. Bên trong gồm 9 gian, có cửa bức bàn tại 5 gian giữa phí mặt trước. Thượng điện kín đáo so với khu Đại Bái. Tại đây là gian thờ ông tổ của đạo Nho. Ngay tại gian chính giữa có cái khám và ngai lớn để trên một bệ xây, có bức tượng khổng lò thờ Khổng Tử. Các gian hai bên đều có khám và bên trái thờ Tăng Tử và Mạnh Tử; bên phải Nhan Tử và Tử Tư. Hai gian đầu hồi ở hai bên thờ Thập Triết.
Tòa Đại Bái bên ngoài thường được sử dụng để hành lễ trong những dịp kỷ niệm hoặc xuân đến. Chỉ gian chính giữa có hương án thờ và cặp đôi chim hạc và rùa hai bên. Gắn liền với sự tích chim hạc và rùa
Khu Thái Học
Khu Thái Học là công trình được tu bổ do Bộ Văn hoá Thông tin thiết kế kỹ thuật vào năm 1999. Tầng một là nơi thờ Chu văn An, vị danh sư Tư nghiệp tại đây. Xung quanh là toàn bộ trưng bày về khu di tích thời kinh thành Thăng Long Xưa.
Ở đây được xây dựng trên nền của Quốc Tử Giám xưa. Bao gồm nhà Tiền Đường, Hậu Đường, Tả Vu, Hữu Vu, Lầu Chuông và Lầu trống. Theo văn tịch thì khu này trước đây có 150 gian phòng dành cho giám sinh. Giống như các khu ký túc xá ngày nay ở các trường đại học. Quân Pháp đã phá huỷ khu vực này vào năm 1946. Chính vì thế nên các nét kiến trúc, vết tích xưa cũ đã bị phá huỷ hoàn toàn. Hiện giờ chỉ còn lại những khu vực xây dựng mới hoàn toàn. Phần mái được lập bằng gạch ngói mũi hài.
Tầng 1 hầu hết trưng bày về thời kì giáo dục học của Việt Nam cũng như lịch sử hình thành khu di tích này. Từ đó truyền tải những giá trị sâu sắc về việc tôn sư trọng đạo. Hiếu học và đề cao nhân tài. Tầng hai là nơi thờ các vị danh nhân đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp Nho học của Việt Nam. Các vị vua từ thời đầu ở kinh thành Thăng Long là Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông.
Giá vé và giờ mở cửa tham quan
Giờ mở cửa thường vào các ngày trong tuần từ 8h00 đến 17h30.
Giá vé tham quan:
- Người lớn: 30,000đ/người
- Học sinh, sinh viên (xuất trình thẻ): 15,000đ/người
- Người khuyết tật nặng (người cao tuổi trên 60 tuổi, có chứng minh nhân dân): 15,000đ/người
- Trẻ em dưới 15 tuổi được miễn phí vé vào
Những lưu ý tại địa điểm
- Tại điểm tham quan, cần xếp hàng mua vé theo thứ tự
- Địa điểm có giảm giá cho học sinh, sinh viên xuất trình thẻ
- Không được xả rác bừa bãi. Không giẫm lên cỏ.
- Không nằm, ngồi, sờ tay vào những hiện vật. Nghiêm cấm viết, chạm khắc lên những tấm bia đá hay các bức tượng.
- Khi tham quan nơi thờ nên mặc những trang phục kín đáo, lịch sự, tránh mặc các bộ đồ ngắn.
Tổng kết
Một bài phân tích và giải mã ngắn về di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám đã khép lại tại đây. Rất mong bài viết này của cohousing sẽ giúp các bạn hiểu thêm về địa điểm này. Để chuẩn bị lên đường làm tư liệu học hành, đi chụp ảnh kỷ yếu hoặc tìm hiểu tư liệu. Hay theo dõi các bài viết tiếp theo từ Cohousing để xem thêm các chủ đề hay và thú vị nhé!