Nếu bạn thường xuyên theo dõi các thông tin về bất động sản, hẳn bạn không ít lần gặp từ “đấu thầu”. Đấu thầu là gì? Có mấy loại đấu thầu? Quy trình đấu thầu như thế nào?
Hãy cùng Cohousing giải đáp các thắc mắc về đấu thầu nhé.
Mục Lục Bài Viết
Đấu thầu là gì?
Theo khoản 12, điều 4 của Luật đấu thầu, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Nói một cách đơn giản, đó là việc lựa chọn nhà thầu, hay bên bán, của bên mua là nhà đầu tư để ký hợp đồng cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cần thiết cho một dự án. Bên bán và bên mua sẽ đấu thầu những sản phẩm, dịch vụ hữu hình lẫn vô hình. Giá đấu thầu lúc đầu sẽ thấp và tăng dần để đáp ứng nhu cầu của thị trường và độ phổ biến của mặt hàng đó.
Trong thời gian gần đây, một hình thức đấu thầu mới đang thu hút sự chú ý của nhà đầu tư, người tham gia đấu thầu và công chúng nói chung. Đó là đấu thầu qua mạng. Điểm khác biệt duy nhất so với đấu thầu truyền thống là việc đấu thầu diễn ra trên mạng.
Những giới hạn địa lý sẽ không còn hạn chế tương tác giữa người mua và người bán nữa. Nếu bạn lo lắng về việc làm sao để đấu thầu qua mạng, hãy dành một chút thời gian tìm kiếm, bạn sẽ thấy có nhiều trang web đấu thầu online cung cấp cho người dùng những nền tảng sử dụng các loại phần mềm đấu thầu khác nhau.
Quá trình đấu thầu
Thông thường, nhà đầu tư sẽ bắt đầu quá trình đấu thầu một năm trước khi dự án bắt đầu. Điều này là để họ biết chắc chắn họ cần gì, những quy trình, luật, quy định nào họ cần phải tuân theo, và họ cần gì từ một nhà thầu. Các nhà đầu tư thường có một danh sách các nhà thầu mà họ sẽ gửi thầu của mình đến, tuy nhiên họ cùng luôn tìm kiếm các nhà thầu mới.
Quá trình đấu thầu bao gồm 6 bước:
- Chào mời thầu: Chào mời thầu là bước đầu tiên, là bước mà nhà đầu tư, hay khách hàng (client) tìm kiếm các nhà thầu và đưa ra dữ liệu cho những bên liên quan, có hứng thú. Dữ liệu đó có thể là các bản vẽ, các đặc điểm hay các tài liệu liên quan khác. Các bên liên quan trong đấu thầu là nhà thầu, quản lý thi công hay thậm chí là công chúng. Bước chào mời thầu còn được gọi là yêu cầu đấu thầu (Request for Tender – RFT) hoặc đề nghị đấu thầu (Request for Proposal – RFP)
- Ký hợp đồng phụ: Sau khi chào mời thầu, nhà thầu sẽ ký hợp đồng phụ quy định những phần việc cụ thể với các nhà thầu phụ. Việc ký hợp đồng phụ có thể diễn ra sau khi chọn được nhà thầu chính dựa trên cách thức đấu thầu được sử dụng.
- Nộp hồ sơ thầu: Các nhà thầu sau đó sẽ nộp hồ sơ thầu trong khoảng thời gian quy định.
- Chọn nhà thầu: Chủ đầu tư sau đó sẽ chọn nhà thầu thích hợp nhất dựa trên các tiêu chí đề ra từ trước.
- Ký kết hợp đồng: Sau khi chọn được nhà thầu, bước tiếp theo là ký kết hợp đồng. Cụ thể, khung pháp lý nháp sẽ được soạn thảo.
- Tiến hành dự án: Và cuối cùng, sau khi hợp đồng đã ký kết, nhà thầu sẽ thực hiện những gì họ đã cam kết sẽ thực hiện, đó là thi công.
Các loại hình trong đấu thầu
Có nhiều cách phân loại đấu thầu, cụ thể có 2 cách: dựa trên cách thi công & dựa trên cách mời thầu.
Dựa trên cách thi công
Đấu thầu dựa trên thi công được chia thành hai loại: truyền thống và đổi mới.
- Thi công truyền thống là cách thi công phổ biến nhất. Chủ đầu tư sẽ lựa chọn một kiến trúc sư để chuẩn bị các tài liệu thi công. Kiến trúc sư sau đó sẽ công bố các tài liệu này một cách công khai hoặc lựa chọn một nhóm các nhà thầu. Đấu thầu theo cách này bao gồm rất nhiều thầu hợp đồng phụ cho những phần. Có 3 con đường cho thi công truyền thống: thầu trọn gói, thầu hoàn lại chi phí (cost reimbursement), thầu định giá lại (re-measurement).
- Thi công đổi mới: Hai hình thức thi công đổi mới là thiết kế – xây dựng và Hợp đồng quản lý.
Dựa trên cách mời thầu
Có tổng cộng 6 cách mời thầu:
- Mời thầu mở: Chủ đầu tư sẽ quảng cáo và mời các nhà thầu. Nhà thầu nào muốn được định giá sẽ gửi đề nghị của mình dựa trên lời mời.
- Mời thầu chọn lọc một bước: Chủ đầu tư sẽ chọn một vài nhà thầu và mời họ đến định giá. Nhà thầu được lựa chọn dựa trên kinh nghiệm và các giấy phép đã nộp trước đó.
- Mời thầu chọn lọc hai bước: Mời thầu chọn lọc hai bước cũng được gọi là thầu thương lượng. Trước tiên, chủ đầu tư sẽ yêu cầu các nhà thầu được chọn trước nộp thông số giá. Sau đó, các nhà thầu sẽ được yêu cầu thiết kế các bản vẽ dựa trên mức giá của họ.
- Mời thầu chọn lọc cho thiết kế và xây dựng: Chủ đầu tư lựa chọn một vài nhà thầu và yêu cầu họ nộp thiết kế và đề án thương mại cùng lúc.
- Thương lượng: Thương lượng thường được dùng cho những công trình có tính chuyên môn như thang máy. Chủ đầu tư thường xuyên làm việc với những nhà thầu trong lĩnh vực này và vì vậy, có những nhà thầu yêu thích. Nhà thầu sẽ nộp báo giá và thương lượng với nhà đầu tư trước khi nhận được thầu.
- Liên doanh: Chiến lược liên doanh được sử dụng nhiều nhất cho các dự án lớn và phức tạp.
Đấu thầu Online
Với đấu thầu qua mạng, việc đấu thầu được chia thành 2 loại:
- Đấu thầu độc nhất (Unique bidding): Nhà thầu sẽ đưa ra một mức giá thầu. Điều đặc biệt ở đây là để đủ tư cách đấu thầu, chưa ai trước đó đã đưa ra mức giá thầu này. Thông thường, giá thầu trong trường hợp này sẽ được giữ bí mật.
- Đấu thầu động (Dynamic bidding): Nhà thầu sẽ đưa ra mức giá của mình. Khi cuộc đấu thầu diễn ra, dù nhà thầu có mặt hay không, giá thầu sẽ tăng lên cho đến khi đạt mức giá thầu mà nhà thầu đưa ra. Sau khi đạt đến giá trị này, nhà thầu sẽ không thể tiếp tục đấu thầu.
Cohousing hi vọng bài viết trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích về đấu thầu nói chung và đấu thầu qua mạng nói riêng.