Ngành Hospitality luôn là một trong những ngành hot nhất tại thị trường lao động quốc tế cũng như Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về ngành “công nghiệp không khói” này. Hãy cùng tham khảo bài viết Hospitality là gì? Những điều bạn cần biết về ngành Hospitality để làm rõ khái niệm về ngành Hospitality này nhé!
Mục Lục Bài Viết
Hospitality là gì?
Hospitality là thuật ngữ chung dùng phổ biến để chỉ ngành dịch vụ khách hàng, chỉ lòng mến khách hay lòng hiếu khách. Trong kinh doanh, hoạt động này được hiểu là đem lại trải nghiệm hài lòng tới khách hàng.
Hospitality Industry là gì?
Khái niệm Hospitality Industry được hiểu là ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, bao gồm các hoạt động chào đón khách, cung cấp thỏa mãn nhu cầu khách hàng cần và tiễn chào khách ra về trong sự hài lòng tuyệt đối.
Ngành “công nghiệp không khói” này được biết đến dưới nhiều loại hình kinh doanh khác nhau như: nhà hàng, khách sạn, resort, nhà nghỉ, homestay, bungalow, du thuyền, casino, spa làm đẹp, du lịch lữ hành,…
Đặc biệt hơn nữa, ngành hospitality luôn giang rộng vòng tay cho tất cả mọi người tìm hiểu và thực chiến ngành thông qua nhiều kênh giáo dục và đầu tư. Ngành hospitality, cụ thể là ngành khách sạn cũng phụ thuộc vào rất nhiều những nhóm ngành khác để thành công.
Vì, tất cả đều có chung một mục tiêu, họ luôn muốn mang lại những trải nghiệm hài lòng và thú vị đến cho toàn thể khách hàng mà họ phục vụ, trong bất kể lĩnh vực kinh doanh nào.
Để lấy được càng nhiều tiền từ túi khách hàng về phía mình, những người làm ngành hospitality càng phải chào đón nồng ấm và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Chính định hướng đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành hospitality hiện đang được xem là ngành công nghiệp triệu đô, đóng vai trò lớn trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới như Singapore, New Zealand, Hàn Quốc, Việt Nam. Các quốc gia đang cùng nhau truyền bá hình ảnh đẹp của mình ra ngoài thế giới, từ đó thu hút lượng du khách lớn vào quốc gia của mình.
Bạn có biết: Đất nước New Zealand được biết đến bởi “nền du lịch trong lành” chưa? Kinh doanh du lịch đóng góp một phần GDP lớn hàng năm cho quốc gia này. Người dân đất nước New Zealand cũng hàng ngày đóng góp công sức của mình trong việc gìn giữ và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên xanh sạch đẹp. Bởi vậy, Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đánh giá New Zealand là một trong những điểm đến lý tưởng về du lịch sinh thái.
Lịch sử ngành Hospitality
Hàng ngàn năm trước khi hệ thống đường bộ còn khan hiếm và khó khăn trong di chuyển, con người khi du hành đến vùng đất mới thường cắm trại hoặc tìm nơi cư trú an toàn của người dân bản địa chỉ để “ngả lưng”.
Một thời gian sau, khi các tuyến đường thương mại lớn xuất hiện hầu hết trên vùng đất Châu Âu, một số quán rượu và quán trọ nhỏ lẻ cung cấp phòng ngủ cơ bản cho du khách.
Tuy nhiên, Mỹ lại là cái nôi xây dựng lên những khách sạn đầu tiên. Năm 1794, khách sạn đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại New York với quy mô 73 phòng, khách sạn mang kiến trúc đặc trưng với những họa tiết trang trí mang đậm dấu ấn riêng. Ngành khách sạn dần hình thành từ đó và phổ biến cho đến ngày hôm nay, đi kèm thêm những loại hình dịch vụ đi kèm như nhà hàng, bán tour, spa, casino,..
Những dịch vụ trên tưởng chừng không liên quan đến ngành khách sạn, tuy nhiên những đơn vị kinh doanh trong ngành này được chia cơ bản làm 4 loại hình:
- Nhà nghỉ: khách sạn, resort, nhà nghỉ, homestay,..
- Du lịch lữ hành: tour đoàn, tour cá nhân, tour nội điạ, tour ngoại điạ, vận chuyển, hàng không,..
- Giải trí thư giãn: spa, casino, karaoke,..
- Nhà hàng và đồ uống: nhà hàng, cafe, bar, pub,..
Khi nghĩ đến đi du lịch, mọi người đều mua vé máy bay, tìm tour, tìm phòng lưu trú, tìm những địa điểm vui chơi ăn uống và tìm những địa điểm giải trí thư giãn theo sở thích cá nhân. Những lĩnh vực trên đều đâu đó ẩn mình trong ngành khách sạn và kinh doanh cùng phát triển, dù mỗi lĩnh vực đều phải đối mặt với những cạnh tranh riêng với đối thủ trong ngành.
Vậy làm sao để những người làm trong ngành hospitality có thể giữ chân được khách hàng và làm hài lòng mọi du khách trên toàn cầu, hãy cùng đọc thông tin tiếp theo trong bài.
Kỹ năng cần có của người làm trong ngành Hospitality
Kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Để thành công trong bất kỳ ngành nghề nào, bạn cũng cần phải trang bị kiến thức nền móng về ngành bạn theo đuổi. Hãy quan sát, tiếp thu kinh nghiệp từ đồng nghiệp và người quản lý trực thuộc của bạn. Ngoài ra, hãy tham gia đầy đủ các lớp rèn luyện kỹ năng chuyên môn do tổ chức hoặc đơn vị thứ 3 đào tạo để cải thiện kĩ năng nghiệp vụ bạn nhé.
Kỹ năng giao tiếp
Tính chất công việc luôn phải giao tiếp để phục vụ những “thượng đế”, kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với những người làm ngành. Hãy luôn niềm nở, thân thiện khi giao tiếp với khách hàng dù bạn đang phải xử lý những tình huống “tệ” nhất. Một nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi sẽ giúp bạn ghi rất nhiều điểm trong mắt khách hàng đấy.
Kỹ năng quan sát
Đúng vậy! Một người làm ngành dịch vụ chuyên nghiệp là người có khả năng quan sát và bao quát mọi vấn đề đang xảy ra xung quanh mình. Nếu bạn là lễ tân, bạn cần nắm được rõ gương mặt và tâm trạng khách sạn để dễ dàng giao tiếp.
Nếu bạn là người phục vụ nhà hàng, bạn cần nắm được toàn bộ menu nhà hàng và tư vấn món ăn đúng tâm lý khách, hoặc ít nhất bạn có thể phục vụ đúng món ăn mà khách hàng đã gọi.
Kỹ năng lắng nghe
Khi giải quyết một vấn đề phát sinh, bạn hãy xem xét những ý kiến của khách hàng một cách kỹ lưỡng để bày tỏ sự tôn trọng và đưa ra cách xử lý tình huống phù hợp. Đôi khi, thay vì phải tranh luận xem bên nào đúng sai, những gì khách hàng cần chỉ là sự lắng nghe và thấu hiểu. Sau khi khách hàng giãi bày xong, chính họ tự nhận ra mình đã có hành xử chưa đúng cũng nên!
Ngoại ngữ
Khi làm trong ngành hospitality, bạn sẽ được phục vụ và giao tiếp với khách nước ngoài hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Vì vậy, nếu bạn thành thạo ít nhất thêm một ngoại ngữ thứ 2 thì chắc chắn là một lợi thế giúp bạn dễ thăng tiến trong sự nghiệp làm ngành. Hiện nay, những bạn thành thạo Tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn, Pháp, Tây Ban Nha sẽ có lợi thế hơn rất nhiều khi xin việc trong ngành Hospitality.
Phong thái tự tin
Nếu bạn muốn truyền một năng lượng tích cực đến khách hàng, hãy rèn luyện cả phong cách bên trong lẫn ngoại hình bên ngoài để có một phong thái tự tin nhất khi giao tiếp với khách hàng. Khi bạn tự tin, khách hàng cũng cảm thấy yên tâm và thoải mái khi sử dụng những dịch vụ bạn mang lại.
Sử dụng công nghệ nhạy bén
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, tất cả thao tác quản lý khách sạn, nhà hàng, phòng vé,.. đều được hợp nhất lại gõn gọn trong một phần mềm quản lý trực tuyến. Nếu thao tác sử dụng máy tính của bạn chưa tốt, bạn hãy trau dồi thêm kỹ năng để có thể xử lý tình huống dễ dàng hơn nhé.
Nếu bạn không học từ ngành Hospitality ra nhưng vẫn có niềm đam mê kinh doanh khách sạn hay lưu trú, hãy tìm hiểu về Nghề Cohost qua bài viết sau nhé!
Ngành Hospitality trong quá trình chuyển đổi số
Như bạn đọc đã biết, đại dịch COVID-19 đã tạo nên ảnh hưởng nặng nề tới tất cả các doanh nghiệp trên toàn cầu, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và lưu trú. Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, năm 2020, du lịch Việt Nam thất thu 23 tỷ USD vì COVID-19, giảm 80% khách quốc tế, du lịch nội địa giảm 50%. Nhờ vào việc kiểm soát đại dịch tốt của chính phủ Việt Nam, nền du lịch nội địa trong năm 2020 được đẩy mạnh.
Rất nhiều chương trình kích cầu nội địa nhắm đến không chỉ người dân Việt Nam mà còn hướng tới những đồng bào nước ngoài đang sinh sống và làm việc lâu năm tại Việt Nam giúp đẩy mạnh doanh thu của nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch và lưu trú.
Điển hình, tháng 5/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Tiếp đến, tháng 9/2020 chúng ta đón chương trình kích cầu giai đoạn 2 với chủ đề “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”.
Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ vào quá trình kinh doanh và quản lý du lịch và lưu trú là việc cần được đẩy mạnh thêm trong những năm tới. Với chuyển đổi số, việc tiếp cận và chăm sóc khách hàng sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian, nhân lực hơn nhiều so với hình thức kinh doanh truyền thống.
Tất cả đều đang chuyển đổi sang phương thức trực tuyến và tự động, từ đại lý bán vé máy bay đến đơn vị bán phòng khách sạn, homestay đều được trợ lý ảo AI hỗ trợ tư vấn, trả lời thắc mắc của khách hàng 24/7.
Cohost.vn tự tin là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hỗ trợ quản lý và kinh doanh lưu trú trên thế giới. Việc ứng dụng công nghệ giúp những người chủ kinh doanh lưu trú giảm thiểu thời gian quản lý chi phí và quản lý con người. Trợ lý ảo Ana trong nền tảng ứng dụng Cohost AI luôn hỗ trợ người chủ trả lời tin nhắn khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Theo khảo sát, chủ kinh doanh lưu trú có thể tiết kiệm khoảng 20% thời gian trong ngày. Thay vì phải lặp đi lặp lại những công việc chăm sóc khách và theo dõi chi phí, chủ kinh doanh dành phần thời gian đó để tìm kiếm thêm khách hàng mới, từ đó tăng doanh thu lên khoảng 15% – 25% trong 1 tháng.
Lời kết
Qua bài viết trên đây, Cohousing hy vọng đã giúp các bạn hiểu được khái niệm cơ bản và những kỹ năng cần có của người làm ngành qua bài viết Hospitality là gì? Những điều bạn cần biết về ngành Hospitality. Hãy cùng theo dõi những bài viết tiếp theo tại Cohousing nhé!