Xuất hiện với tần suất lớn trong một vài năm trở lại đây, Host là một từ được nhiều người quan tâm khi nhen nhóm ý định kinh doanh trên nền tảng đặt phòng trực tuyến Airbnb Hãy tham khảo bài viết Host là gì? Kinh nghiệm để trở thành Host thành công năm 2023 dưới đây để cùng tìm hiểu Host là gì và những công việc cần làm khi trở thành Host nhé!
Mục Lục Bài Viết
Host là gì?
Airbnb – nền tảng bán phòng homestay trực tuyến đã lan tỏa thuật ngữ Host rộng rãi đến cộng đồng kinh doanh lưu trú. Host là các chủ nhà, chủ homestay, hay thậm chí là chủ khách sạn, miễn là họ có đơn vị lưu trú đang trống và muốn cho thuê theo hình thức ngắn hoặc dài hạn.
Khoảng 5 năm trước, các Host chỉ có thể kinh doanh dài hạn căn phòng trống của mình cho thu nhập thụ động. Giờ đây Host có thể đa dạng hóa loại hình kinh doanh lưu trú qua việc đăng bán phòng trên các đại lý bán phòng trực tuyến.
Việc chuyển từ kinh doanh lưu trú dài hạn sang kinh doanh lưu trú ngắn hạn không quá phức tạp. Nhưng các chủ nhà cũng cần đầu tư thời gian và công sức thời gian đầu để căn hộ của mình thu hút được nhiều lượt đặt phòng từ du khách hơn.
Những việc cần làm để trở thành Host
Khảo sát giá phòng khu vực kinh doanh
Là một Host mới bước chân vào lĩnh vực kinh doanh lưu trú này, bạn hãy đặt phòng với mức giá thoải mái và cạnh tranh so với mặt bằng chung thị trường trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng đầu kinh doanh nhé. Hãy tham khảo mức giá trung bình và hạ khoảng 5-10% để nhanh chóng có những booking đầu tiên về tài khoản. Sau khi lượng khách về ổn định và có lượt đánh giá tốt, hãy tăng giá để kinh doanh cùng có lợi với hàng xóm bạn nhé.
Tìm hiểu về thủ tục pháp lý của địa phương
Mỗi địa phương đều có quy định riêng về kinh doanh. Hãy tìm hiểu thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng ký thuế môn bài, thủ tục đăng ký phòng cháy chữa cháy và thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng cho mỗi lượt khách đến check-in.
Tìm hiểu chính sách bán hàng trên các kênh OTA
Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều nền tảng hỗ trợ bán phòng lưu trú trực tuyến, được gọi là Online Travel Agent (OTA). Những “ông trùm bán phòng” sau: Airbnb, Booking, Agoda, Luxstay chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với chúng ta trong thời điểm hiện tại.
Mỗi kênh bán hàng trực tuyến sẽ có những chính sách bán hàng và ưu đãi riêng áp dụng với chủ nhà và khách đặt phòng lưu trú. Ví dụ Airbnb sẽ thu phí nền tảng theo mỗi lượt đặt phòng từ cả 2 phía chủ nhà và khách hàng. Còn Agoda hay Booking, họ chỉ thu phí từ chủ nhà mà thôi.
Mỗi kênh bán hàng trực tuyến đều có phần Hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của người dùng. Vậy nên, chủ nhà hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng, lên chiến lược giá phù hợp và linh động điều chỉnh giá hợp lý trên từng nền tảng OTA nhé.
Công việc của một Host
Chụp bộ ảnh thật đẹp cho căn phòng
Xu hướng đặt phòng homestay khi đi du lịch đang ngày càng tăng cao, nhất là giới trẻ gen Z ngày nay, họ là những người yêu thích sự trải nghiệm. Hãy đặt tâm lý bản thân vào khách hàng. Dù bạn có thiết kế, trang trí phòng với nhiều chi tiết lạ mắt đến mất nhưng bạn không truyền tải được qua hình ảnh thì khách hàng cũng khó có thể cảm nhận được các gu của chủ nhà.
Hãy đầu tư một bộ ảnh chất lượng cao. Những hình ảnh góc rộng bao quát được hết tất cả không gian trong phòng luôn được ưu tiên hàng đầu. Tiếp đến, bạn tập trung hình ảnh vào những cơ sở vật chất nhỏ, view nhìn từ các phòng để giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định thuê phòng nhé.
Đăng bán phòng trên các kênh OTA
Hãy lựa chọn bức ảnh góc rộng để làm ảnh bìa (ảnh cover) cho listing của bạn nhé. Tiếp theo, hãy dẫn dẵn khách đi tham quan toàn bộ căn hộ của bạn bằng những bức ảnh chụp chi tiết, cận cảnh. Số ảnh tối thiểu bạn cần đăng tải là 20 đến 30 tấm ảnh. Nhớ ghi thêm tiêu đề cho từng bức ảnh để khách dễ hình dung ra căn phòng của bạn nhé.
Phản hồi chi tiết tin nhắn, yêu cầu của khách hàng
Khách hàng luôn muốn tham khảo nhiều loại phòng nhất có thể trước khi đưa ra quyết định xuống tiền. Hãy là một người chủ nhà chu đáo luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng bằng cách phản hồi thông tin nhanh chóng và chính xác. Thay vì để khách hỏi và bạn phải chạy theo trả lời từng câu hỏi vụn vặt như giờ check in/ out, phương tiện di chuyển, địa điểm vui chơi,… hãy chủ động gửi thông tin cho khách hàng.
Ngoài ra bạn còn có thể gửi khách thêm thông tin đưa đón sân bay, chính sách đặt – hủy phòng nữa để mặc dù khách hàng là người chủ động 100% trong chuyến đi này, nhưng họ vẫn yên tâm vì luôn có người ở sau hỗ trợ mọi lúc mọi nơi.
Gửi khách hướng dẫn sử dụng đồ dùng và lưu ý trong quá trình lưu trú
Tuy vậy, bạn không thể nào online 100% trong suốt chuyến đi của khách hàng. Hãy làm một tin nhắn mẫu bằng chữ hoặc hình ảnh, video hướng dẫn sử dụng toàn bộ đồ công nghệ trong nhà nhé. Hãy ghi chú thêm những lưu ý trong quá trình ở như giờ giới nghiêm, giờ đổ rác, thông tin liên hệ cần thiết để giúp cách có một trải nghiệm ở tốt nhất tại căn hộ của bạn.
Đăng ký tạm trú, tạm vắng trong quá trình khách ở tại lưu trú
Đây là một điều cực kỳ quan trọng khi bạn đang kinh doanh lưu trú ngắn và dài hạn. Việc đăng ký tạm trú tạm vắng hiện nay rất đơn giản vì tất cả đều đã trực tuyến hóa. Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản và điền thông tin khách hàng trước ngày khách check-in. Khi khách đặt phòng, bạn hãy xin thông tin cơ bản như ảnh chụp chứng minh nhân dân hoặc ảnh chụp passport của tất cả khách trong chuyến đi nhé. Nếu bạn bỏ qua bước đăng ký tạm trú tạm vắng, đăng ký chậm hoặc đăng ký sai ngày, bạn có thể sẽ phải chịu một mức phạt cảnh cáo trên mỗi đầu người đấy.
Dưới đây là link đăng ký tạm trú tạm vắng trực tuyến của 3 thành phố chính để bạn tham khảo:
- Địa điểm kinh doanh tại Hà Nội: tại đây
- Địa điểm kinh doanh tại Hồ Chí Minh: tại đây
- Địa điểm kinh doanh tại Đà Nẵng: tại đây
Cung cấp thêm dịch vụ cho khách hàng
“Khách hàng là thượng đế”. Chủ nhà không chỉ là người cung cấp dịch vụ lưu trú, mà còn là người tạo ra nhiều trải nghiệm tích cực để dễ dàng lấy được đánh giá tốt 5 sao từ khách hàng. Dưới đây là một số những dịch vụ đính kèm rất đơn giản mà vô cùng hữu hiệu, được rất nhiều chủ nhà lâu năm kinh nghiệm tin tưởng áp dụng.
Đưa đón sân bay
Hãy đặt sự tiện lợi lên hàng đầu. Những vị khách nước ngoài, doanh nhân thường xuyên đi công tác hay cặp đôi, gia đình từ vùng miền khác đến nơi bạn du lịch đều cần di chuyển từ sân bay đến địa điểm lưu trú. Host nên liên kết với một vài doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di chuyển sân bay và chủ động tạo nhu cầu cho khách hàng các Host nhé.
Thiết kế trải nghiệm riêng
Mỗi chủ nhà sẽ có một trải nghiệm và gu riêng của họ. Hãy chia sẻ trải nghiệm của bạn cho khách lưu trú bằng cách hỗ trợ họ lên lịch trình đi tham quan, thưởng thức ẩm thực địa phương, thư giãn tại khu vực của bạn nhé. Nếu bạn không có nhiều thời gian để tư vấn trực tuyến, hãy ghi vào một quyển sổ nhỏ và để trong phòng, du khách chắc chắn sẽ đọc và làm theo sự chỉ dẫn của bạn đấy.
Chuẩn bị bữa sáng
Host không cần phải chuẩn bị quá cầu kỳ. Hãy để trong tủ lạnh một hộp bơ lạt, khay trứng, chai nước quả hoặc sữa tươi kèm bánh mì gối. Tổng chi phí khoảng 50 nghìn thôi nhưng đủ đem lại ấn tượng sâu sắc với du khách. Nếu Host muốn đơn giản hơn nữa, Host có thể dựa vào sự tiện lợi của ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến như Now, Grab Food, Baemin,.. Hãy liệt kê một số món ăn ngon cho du khách lựa chọn và đặt hàng phục vụ khách thôi.
Cho thuê xe máy
Thủ tục cho thuê xe máy cũng khá đơn giản. Bạn cần yêu cầu khách hàng cung cấp chứng minh nhân dân hoặc passport đối với du khách nước ngoài. Hãy tư vấn kĩ cho khách hàng về thủ tục đặt cọc và nhận xe. Bạn cũng nên thương lượng trước với khách hàng về thời gian thuê và giá thuê trọn gói sao cho phù hợp, tùy thuộc vào nhu cầu khách muốn thuê xe ga hoặc xe số. Nếu khách có nhu cầu thuê xe trong thời gian dài, hãy cân nhắc discount một chút cho khách, như vậy bạn sẽ dễ nhận được review 5 sao hơn đấy.
Hỗ trợ đặt Tour du lịch
Đừng nghĩ chỉ có du khách nước ngoài cần bạn hỗ trợ chuẩn bị và đặt tour du lịch nhé. Hãy thoải mái gợi nhu cầu cho vị khách của bạn. Có rất nhiều loại hình du lịch khác nhau cho khách lựa chọn nên các chủ nhà hoàn toàn yên tâm khi tư vấn cho khách hàng. Điểm danh nhanh, chúng ta có tour du lịch biển, du lịch miệt vườn, du lịch văn hóa ẩm thực, du lịch lễ hội, du lịch leo núi,…
Các chủ nhà có thể kết hợp dịch vụ với một số đại lý bán tour uy tín trong thành phố chủ nhà đang kinh doanh lưu trú. Thay vì bạn phải tự sắp xếp tour và chăm sóc khách, bên đại lý bán tour sẽ hỗ trợ bạn tư vấn khách hàng lịch trình, địa điểm tham quan du lịch.
Chuẩn bị phòng gọn gàng, sạch sẽ
Một căn phòng sạch sẽ và gọn gàng sẽ là điểm cộng đầu tiên gây ấn tượng với khách thuê khi họ check-in. Hãy đảm bảo dịch vụ vệ sinh tại phòng/ căn hộ của bạn chuyên nghiệp nhất. Bạn có thể tự mình thực hiện việc dọn phòng, thuê nhân viên full-time, nhân viên part-time hay thuê đội dịch vụ đặc thù. Ga giường màu trắng khiến phòng ngủ của bạn trông sáng và trang trọng hơn. Chủ nhà cũng có thể chuẩn bị ga giường đơn sắc và trơn, không họa tiết, sẽ tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi ngả lưng.
Sẵn sàng giải quyết phát sinh mọi lúc mọi nơi
Dù bạn có chuẩn bị tốt đến đâu, lâu lâu những chuyện không ngờ cũng sẽ ập đến khi bạn là chủ nhà kinh doanh lưu trú ngắn và dài hạn. Phát sinh có thể đến từ phía căn hộ của bạn hoặc phía khách hàng. Dù gặp tình huống nào, các Host hãy chuẩn bình lắng nghe khách hàng và giải quyết phát sinh linh hoạt để trấn an khách hàng và khắc phục những vấn đề khách hàng chưa hài lòng về căn hộ. Nếu Host đang bận và chưa sắp xếp được thời gian, hãy chủ động nhắn với khách rằng Host sẽ có mặt để giải quyết sau bao nhiêu phút nữa nhé.
Xin Review của khách hàng
Mỗi bình luận đánh giá trên kênh OTAs vừa giúp khách hàng có thể đưa ra quyết định thuê nhanh chóng, vừa giúp chủ nhà nâng cao được thứ hạng bán phòng trên đại lý bán hàng trực tuyến và nhận được nhiều booking hơn. Ví dụ trên kênh bán phòng Airbnb, nếu bạn nhận được nhiều review 5 sao trong 1 quý, bạn có thể đạt danh hiệu Super Host.
Các Host hãy tích cực xin review của khách hàng sau mỗi lượt khách check-out bằng cách để lại vài dòng tin nhắn nhắc nhở khéo léo. Tuy nhiên, không phải lượt ở nào Host cũng nhận được đánh giá tích cực, đánh giá tiêu cực có thể đến bất cứ lúc nào. Hãy cố gắng giải quyết vấn đề phát sinh và nịnh khách trước khi khách viết review và rút kinh nghiệm, cải thiện chất lượng dịch vụ của mình. Nếu khách hàng khác nhìn thấy quá nhiều review tiêu cực từ căn hộ của bạn, nguy cơ không có doanh thu trong những tháng tiếp theo rất cao đấy!
Những khó khăn mà Host thường phải đối mặt
Quá ít booking
Nhờ một vài người thân kiểm tra cùng xem listing hiện tại của bạn có yếu điểm nào không để lập tức cải thiện. Hãy thử cập nhật lại bộ ảnh mới, chạy chiến dịch giảm giá theo mùa, tặng khách một lượt đưa đón ra sân bay xem sao. Host cũng nên tra cứu lại toàn bộ review từ khách hàng cũ xem có điểm nào cần cải thiện không? Host cũng có thể chủ động kết nối lại với khách cũ đã ở để hỏi họ về những điều thực sự cần khắc phục trong căn hộ của mình. Đảm bảo bạn sẽ có ngay booking mới khi tối ưu lại listing của bạn đó.
Không có thời gian nghỉ ngơi
Hãy cân đối thời gian dành cho công việc và thời gian dành cho bản thân các Host nhé. Lâu lâu hãy tự thưởng cho mình những ngày nghỉ ngơi, nạp thêm nhiều năng lượng tích cực thay vì dồn sức chiến đấu với việc kinh doanh. Các Host có thể book một phòng Airbnb nào đó mà phù hợp với phong cách của mình để đi trải nghiệm, thư giãn và học hỏi thêm kinh nghiệm của Host khác.
Thiếu kinh nghiệm quản lý kinh doanh
Host có thể tham gia các buổi workshop chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh hoặc các lớp học kinh doanh ngắn hạn để có tư duy quản lý sắc bén hơn. Một kênh học tập hữu hiệu nữa là group cộng đồng trên Facebook. Khi Host gặp bất kỳ tình huống phát sinh nào cần xin kinh nghiệm xử lý, đừng ngần ngại mà đăng câu hỏi trên group facebook nhé. Host có thể học được kinh nghiệm thực tế từ rất nhiều Host khác mà không tốn một chi phí nào.
Gặp rào cản ngôn ngữ
Khách hàng đến từ khắp mọi nơi trên Thế Giới. Nếu bạn đang kinh doanh trên 2 cơ sở lưu trú, sẽ có ngày Host phải quay như chong chóng giữa các ngôn ngữ với nhau. Nếu gặp vấn đề phát sinh cần giải quyết, Host hãy bình tĩnh trao đổi với khách. Những công cụ như Google Translate luôn là bạn đồng hành trên mọi nẻo đường.
Khách không bảo quản đồ dùng trong phòng
Đây là một điều gây phiền toái cho rất nhiều Host. Không phải vị khách hàng nào cũng đáng yêu và giữ gìn đồ dùng trong nhà của chúng ta một cách hoàn hảo trong quá trình ở.
Nếu khách hàng đó đến từ Airbnb, bạn có thể liên hệ 24/7 với bộ phận hỗ trợ của Airbnb để nhờ Airbnb hỗ trợ giải quyết sự cố liên quan đến đồ dùng. Nhưng với những kênh OTAs khác, chủ nhà hầu như phải tự giải quyết một mình. Để tránh những trường hợp hỏng hóc này, chủ nhà nên trao đổi trước với du khách trước ngày check-in, gửi tài liệu hướng dẫn sử dụng đồ, bảng giá bồi thường chi tiết cho từng vật dụng để khách “cẩn thận” hơn trong quá trình sử dụng.
Gặp khách hàng khó tính
Làm sao để nhận biết được đâu là khách hàng khó tính? Khách hàng có thể không nhận sai lỗi lầm của mình, khách hàng hay đòi hỏi vô cớ hoặc khách hàng phàn nàn quá nhiều. Điểm chung của loại khách này là họ luôn yêu cầu quá cao so với những gì chúng ta có thể hỗ trợ được trong thời gian ngắn. Host nên dành nhiều thời gian ở bên họ hơn, xin lỗi và cảm ơn với những góp ý họ đưa ra nhiều nhất có thể để họ cảm thấy được tôn trọng.
Tuy nhiên, nếu bạn “chiều” được những vị khách này thành công, bạn sẽ nhận được review 5 sao rất chất lượng đến từ họ đấy. Thậm chí, họ sẽ nhớ bạn mãi và luôn chọn nơi ở của bạn làm điểm đến cho những chuyến đi của họ trong tương lai.
Kinh nghiệm để trở thành Host thành công
Cải thiện thiết kế căn hộ
Sau nửa năm hoặc một năm kinh doanh, căn hộ của Host có thể rơi vào tình trạng “xuống cấp”. Dưới đây là một số bước cải thiện đơn giản nhưng làm thay đổi diện mạo ngay tức khắc cho căn hộ của Host đó:
- Sơn sửa lại phòng cho căn phòng nhìn sáng hơn
- Thay đổi bố cục đồ trang trí và tranh ảnh treo tường tạo sự mới lạ
- Treo dây đèn led trong phòng ngủ để tăng sự ấm cúng
Tặng dịch vụ đi kèm cho mỗi booking
Tặng một chuyến đưa đón sân bay hay giảm giá 5-10% trên tổng đặt phòng nếu khách đặt trên 2 tuần. Đây là một số cách hữu hiệu mà nhiều Host hay sử dụng thay cho lời cảm ơn tới du khách. Đã bao giờ bạn nghĩ tới việc tự mình nấu một bữa ăn thịnh soạn mang đậm nét địa phương mời khách chưa? Đây cũng là một phương thức gây ấn tượng mạnh với khách hàng đấy.
Tích cực xin review của khách hàng
Việc kinh doanh trở nên hiệu quả hơn khi listing của Host có nhiều review chi tiết và tích cực. Đừng ngần ngại việc xin review của du khách. Nếu khách đã check-out một thời gian nhưng vẫn chưa để lại đánh giá nào, Host hãy chủ động để lại tin nhắn “nhắc nhở” khéo léo nhé.
Cách hữu hiệu nhất là treo một tấm biển ngay cửa ra vào: “I feel happy when you leave me a good feedback”. Khách sẽ không bao giờ quên để lại review cho bạn sau khi nghe câu nói đáng yêu trên đâu.
Tìm bạn đồng hành
Muốn đi xa thì đi một mình, muốn đi nhanh thì đi cùng đồng đội. Khi Host điều hành nhiều cơ sở kinh doanh, Host nên tìm một vài cộng sự hỗ trợ để cùng nhau bổ sung thêm kỹ năng và tư duy.
Tuy nhiên khi lựa chọn cộng sự, hãy trao đổi kỹ và phân công việc rõ ràng ngay từ đầu để tránh phát sinh mâu thuẫn không đáng có trong khi hợp tác. Host có thể tìm cộng sự là người thân, bạn bè của mình, hoặc tìm các đơn vị hỗ trợ quản lý lưu trú như Cohost.vn – một trong những đơn vị đi đầu hỗ trợ chủ nhà quản lý, kinh doanh lưu trú ngắn hạn và dài hạn trên thị trường Việt Nam và Quốc Tế.
Lời kết
Tổng kết, Host cần nắm vững rất nhiều thông tin về pháp lý cũng như cần vận dụng rất nhiều kỹ năng để đẩy mạnh doanh thu. Những kinh nghiệm kinh doanh trên dù chưa nhiều nhưng góp phần nào giúp các Host tự tin hơn trong quá trình kinh doanh lưu trú. Bài viết Host là gì? Kinh nghiệm để trở thành Host thành công năm 2023 đã kết thúc. Hãy thường xuyên ghé qua Cohousing vì mình sẽ sớm trở lại và đem đến cho các bạn những bài học, kiến thức bổ ích trong tương lai!