Đèo Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ, Mã Pí Lèng được mệnh danh là “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam, trở thành huyền thoại cho bất kỳ đã check-in hay đi qua đây. Trong bài viết này, Cohousing sẽ cùng mọi người khám phá tứ đại đỉnh đèo nguy hiểm và cao bậc nhất Việt Nam.
Mục Lục Bài Viết
Đèo Khau Phạ Yên Bái
Đèo Khau Phạ trải dọc trên quốc lộ 32 nơi giáp giữa huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải Yên Bái. Cung đường đèo này dài khoảng 30km, với độ cao 1200m so với mực nước biển và đi qua nhiều địa điểm nổi tiếng. Khau Phạ nằm trong tứ đại đỉnh đèo bậc nhất Việt Nam.
Cái tên Khau Phạ được gọi theo tiếng dân tộc, nghĩa là “Sừng Trời”. Cảnh quan khi nhìn đèo từ phía xa giống như chiếc sừng nhô lên trời, giữa màn sương mù phủ trắng. Đây là con đèo quanh co và có độ dốc, nguy hiểm bậc nhất Việt Nam.
Ở độ cao 1200m so với mực nước biển, thời tiết quanh năm ở đây tương đối mát mẻ. Đèo có khí hậu đa dạng với 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông. Cảnh đẹp nhất ở Khau Phạ là từ tháng 9 tới tháng 10 trong năm với mùa lúa chín ươm vàng.
Còn lại vào những dịp tháng 5 tới tháng 6 là mùa nước đổ, ở trên đèo nhìn xuống, là màu nước ánh lên trong veo. Khau Phạ mùa nước đổ trên bản làng vẫn khiến cho du khách rung động. Đó là khung cảnh màu nâu của đất, màu xanh của mạ và màu loang của ánh mặt trời.
Ngọn núi Khau Phạ quanh năm mây phủ mịt mùng, bao quanh là vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên, núi non trùng điệp, hoà với những thửa ruộng bậc thang trải rộng ngút ngàn. Chính vì vậy, nên đây luôn là điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch yêu thích cảnh đẹp núi rừng Tây Bắc. Theo đó là trải nghiệm cung đường phượt đèo Khau Phạ hiểm trở.
Đèo Ô Quy Hồ Lào Cai – Lai Châu
Đèo Ô Quy Hồ là một trong những tứ đại đỉnh đèo cao và dài nhất trong số những con đèo. Tên Ô Quy Hồ được đặt theo tiếng của người Mông, gắn liền với truyền thuyết về Thác Tình Yêu. Ngoài ra, con đèo cũng được gọi là đèo Mây hay đèo Hoàng Liên, đặt theo tên của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Độ cao của đèo lên đến 2000m so với mặt nước biển, chiều dài của Ô Quy Hồ lên tới 50km. Và cũng vì độ cao của dãy Hoàng Liên Sơn mà khí hậu hai bên đèo khác biệt rõ rệt, ranh giới ấn định tại phần Cổng Trời. Điều này hấp dẫn rất nhiều du khách tới đây trải nghiệm sự đặc biệt này.
Nếu bên Tam Đường Lai Châu khí hậu ấm áp thì bên Sa Pa Lào Cai thời tiết lạnh đến thấu xương, cảm giác như cái buốt lạnh đang cắt da cắt thịt trên đỉnh đèo.
Đặc biệt vào thời điểm Sa Pa mùa đông, trên đỉnh có thể xuất hiện sương giá, băng tuyết bao phủ bao phủ lấy cây cối, tầm nhìn bị khuất do lớp sương dày đặc, khó để nhìn thấy phương tiện phía trước đang di chuyển.
Vào mùa hè nếu Sa Pa có khí hậu mát lạnh thì bên Tam Đường Lai Châu lại có khí hậu nóng khô bởi ảnh hưởng của gió Lào. Khách du lịch thường hay lên đỉnh đèo Ô Quy Hồ check in tại cổng trời và thưởng ngoạn cảnh đẹp.
Là một trong tứ đại đỉnh đèo nên việc chinh phục Ô Quy Hồ có sức hấp dẫn rất lớn cho những người đam mê những cung đường đèo, chụp bức ảnh check-in để đời và thưởng ngoạn khung cảnh tráng lệ trên đỉnh núi cao.
Đèo Pha Đin Điện Biên
Đèo Pha Đin là minh chứng quan trọng của tuyến đường tiếp tế vũ khí, đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Với sự tham gia và tinh thần gan dạ của hơn 8000 thanh niên xung phong tham gia vào lực lược xây dựng cung đèo Pha Đin nổi tiếng, một trong bộ tứ đại đỉnh đèo ở Việt Nam.
Nhằm chặn đứng tuyến tiếp tế này, tới năm 1954 quân địch đã cho máy bay dội bom xuống đường quốc lộ 6, trong đó có tuyến đèo Pha Đinh và ngã ba Cò Nồi, đều là những nơi hứng chịu nhiều nhất. Trên đỉnh đèo vẫn còn dấu tích tấm bia ghi lại sự kiện lịch sử này.
Chính phủ quyết định đầu từ quốc lộ 6 trên Tây bắc vào năm 2005 từ đó đèo được chia thành 2 tuyến cũ và mới từ ngã 3 đỉnh đèo. Đoạn đèo Pha Đin cũ dài 32km có điểm cao nhất là 1468m so với mực nước biển.
Ước tính trên đèo có khoảng 125 khúc cực kì hiểm trở, nhiều đoạn chỉ có thể đủ cho 1 phương tiện đi qua. Đây là một trong những cung đèo tương đối nguy hiểm và khó khăn trong tứ đại đỉnh đèo.
Bên cạnh đó, đoạn đèo mới cũng được xây dựng, bám theo sườn núi phía bên trái quốc lộ 6 cũ, dài khoảng 26km với 60 khúc cua, có đoạn cửa rộng đến 60%, độ dốc hạ xuống 8%, mặt đường rộng gấp 2 lần so với trước
Đèo Pha Đin hiện nay không còn hiểm trở như trước, nhưng còn những cung đường ngoằn ngoèo và vô số khúc cua hình chữ Z, hình chữ A. Một bên đèo là vực sâu hun hút nhìn xuống, trước đây đường hẹp và chỉ có thể di chuyển một phương tiện.
Từ đèo có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp hùng vĩ của Điện Biện Đèo Pha Đin nổi tiếng với những khúc cua tử thần, cộng với khí hậu thời tiết mây mù quanh năm khiến cho tuyến đèo này luôn có tiềm ẩn xảy ra tại nạn. Tuy nhiên nhờ chính sách hỗ trợ xây dựng của nhà nước, nên đường đèo được hoàn thành và cải thiện hơn so với trước.
Tuyến đèo mới hiện nay đã được đưa vào sử dụng đã hỗ trợ các phương tiện lưu thông an toàn, còn tuyến đèo cũ phù hợp cho người dân bản địa hoặc khách du lịch muốn khám phá chinh phục tứ đại đỉnh đèo.
Đèo Mã Pì Lèng Hà Giang
Mã Pí Lèng nằm trong “ tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam. Cái tên được đặt theo tiếng Mông nghĩa là sống mũi ngựa, tên gọi ám chỉ sự hiểm trở của con đèo này. Khu vực đèo này được thiên nhiên ban tặng cho một vẻ đẹp gai góc, hoang sơ và bao la. Với một loạt các khối núi được hình thành từ núi đá vôi, đá phiến, hoá thạch đã cách đây hàng triệu năm.
Đỉnh Mã Pí Lèng nằm ở độ cao 1.200m thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn, nằm vắt ngang trên đường Hạnh Phúc kết nối thành phố Hà Giang với các huyện Đồng Văn và Mèo Vạc.
Đường đèo được đánh giá là một trong những cung đường vô cùng hiểm trở trong tứ đại đỉnh đèo, với độ dài chừng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Cung đường đèo này được xây đắp nên từ công sức của hàng vạn thanh niên xung phong tại 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm từ những năm 1959 cho đến 1965.
Hàng triệu thanh niên người Mông đã đóng góp công sức mình để xây con đèo này. Mã Pí Lèng là một trong tứ đại đỉnh đèo được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh quốc gia, được mệnh danh là vua của những con đèo.
Trước đây, khi chưa hình thành cung đèo này, đại đa số người dân tộc thiểu số chỉ có cách đóng cọc và treo mình trên những phiến đá lởm chởm để vượt qua con đèo sâu hun hút. Bên dưới là vách đá chơi vơi, là vực thẳm.
Cung đèo Mã Pí Lèng đã giúp kết nối được hai thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc, là nơi cao nhất của con đường Hạnh Phúc và cũng là nơi nghỉ chân thưởng ngoạn cảnh đẹp của du khách.
Trên đỉnh Mã Pí Lèng là khung cảnh núi non tráng lệ với một bên là vực sâu từ sông Nho Quế, một bên là vách núi dựng đứng. Xung quanh là bát ngát màu xanh của núi rừng Tây Bắc, trải dài trong tầm mắt là những quả núi đá màu xám nối đuôi nhau.
Đèo Mã Pí Lèng Hà Giang là một trong những điểm đến đẹp nhất đối với phượt thủ và là một trải nghiệm cực đã trong bộ tứ đại đỉnh đèo mà các phượt thủ, khách du lịch nên check in ít nhất một lần trong đời.
Tổng kết
Với địa hình phong phú và đa dạng, tứ đại đỉnh đèo là một trong những niềm tự hào của Việt Nam khi sở hữu những di sản thiên nhiên hiếm có. Bốn con đèo trên là những cung đường hiểm trở, khó khăn và gai góc nhưng lại sở hữu vẻ đẹp hoang sơ bạt ngàn của núi rừng.
Cohousing rất mong bài viết sẽ giúp các bạn lên kế hoạch chinh phục tứ đại đỉnh đèo của đất nước và có thêm thông tin hữu ích.