Kinh doanh homestay một vài năm trở lại đây đã trở thành một lĩnh vực được nhiều người quan tâm. Nhiều người đổ xô đi kinh doanh homestay với mong muốn thu về lợi nhuận cao chỉ sau một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc một homestay có thành công hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thông qua bài viết dưới đây, Cohousing chia sẻ cùng bạn những kinh nghiệm kinh doanh homestay để mau chóng gặt hái được thành công.
Mục Lục Bài Viết
Những điều cần biết về kinh doanh homestay
Homestay gần như đã trở thành một cụm từ quá quen thuộc đối với tất cả mọi người. Thế nhưng, là một người chưa có kinh nghiệm làm homestay, bạn cần hiểu những gì về mô hình kinh doanh này?
Homestay là gì?
Homestay được dịch nôm na sang tiếng Việt là “lưu trú nhà dân”, tức là thay vì khách sạn hoặc nhà nghỉ, du khách sẽ nghỉ tại nhà của người dân địa phương để khám phá và trải nghiệm văn hóa bản địa. Theo một cách bao quát hơn, homestay còn có thể giúp quảng bá văn hóa, hình ảnh con người và non nước của một địa danh theo cách chân thật nhất, mang lại cho người trải nghiệm những cảm xúc lắng đọng tuyệt vời.
Tại sao nên kinh doanh homestay?
Không tự nhiên mà nhiều người lại chọn homestay để bắt đầu kinh doanh. Loại hình lưu trú này sở hữu rất nhiều lợi thế nổi bật, cơ bản có thể kể đến gồm:
Tệp khách hàng lớn và tiềm năng
Trào lưu “tây ba lô” và “phượt” đã mở đầu cho sự phát triển của homestay những năm trở lại đây. Tuy nhiên, thị trường này không thu hút đầu tư từ những doanh nghiệp lớn do tốn thời gian quản lý nhiều nhưng lại không đem lại lợi nhuận cao như khách sạn hay khu nghỉ dưỡng. Cũng vì thế, homestay trở thành thị trường tiềm năng cho những người muốn kinh doanh nhỏ lẻ.
Lợi nhuận hấp dẫn
Kinh nghiệm kinh doanh homestay cho thấy, việc mở homestay sẽ mang lại lợi nhuận cao và nguồn thu nhập cố định. Hơn nữa, trong những mùa du lịch cao điểm, chủ homestay sẽ thu về cho mình những khoản tiền “khổng lồ”.
Vốn đầu tư ban đầu ít và dễ huy động
Số vốn bỏ ra để kinh doanh homestay ít hơn nhiều so với các loại hình dịch vụ lưu trú khác. Việc huy động vốn, vay vốn hoặc góp vốn để kinh doanh loại hình này cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Thu hồi vốn nhanh
Quá trình cải tạo homestay để bắt đầu đưa vào hoạt động diễn ra khá nhanh chóng, chỉ mất khoảng 1-2 tuần. Khảo sát cho thấy mức giá homestay dao động trong khoảng 300.000 đến 1 triệu đồng mỗi đêm cho một căn. Trừ đi chi phí vận hành và thuê nhân viên, mỗi tháng bạn sẽ có được một khoản thu nhập kha khá.
Tự do tài chính
Khi homestay đã thu hút được một lượng khách ổn định, khoản thu từ việc kinh doanh này sẽ giúp bạn có được nguồn thu nhập thụ động đầy hấp dẫn, đẩy nhanh quá trình tự do hóa tài chính của bản thân.
Những rủi ro gặp phải từ kinh nghiệm kinh doanh homestay
Và cũng bởi vì những ưu thế dễ thấy đó của việc kinh doanh homestay, rất nhiều người đã đổ xô vào con đường này. Tuy nhiên, có phải chăng tất cả mọi thứ đều rất dễ dàng để bắt đầu? Kinh nghiệm kinh doanh homestay từ những người đi trước cho thấy, loại hình kinh doanh này cũng tồn tại kha khá rủi ro, bao gồm:
Cạnh tranh ngày 1 gay gắt
Do mọi người đều đổ xô đi mở homestay, nên mặc dù lượng khách sử dụng dịch vụ này ngày một nhiều, cạnh tranh cao là điều không thể tránh khỏi. Do đó, để thu hút khách, chủ homestay cần tạo ra những điểm nhấn thu hút riêng, đồng thời liên tục nâng cao chất lượng phục vụ của homestay. Đây là một trong những bài học đắt giá từ những kinh nghiệm kinh doanh homestay của những người đi trước.
Khó giữ chân khách hàng cũ
Bên cạnh khả năng cạnh tranh cao, việc giữ chân các khách hàng cũ cũng là một trong những thách thức mà chủ homestay sẽ phải đối mặt. Người trẻ sẽ dễ bị thu hút bởi những thứ mới mẻ, tuy nhiên, có những người sẽ luôn trung thành với một homestay nhất định nếu nó đủ thuyết phục họ. Bạn có thể dựa vào một trong hai hướng tiếp cận này để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Thất thoát doanh thu khi quản lý từ xa
Đối với nhiều người, nhất là các nhân viên văn phòng hoặc có một công việc chính khác bên cạnh việc kinh doanh homestay, việc thuê người quản lý tại homestay là điều cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn còn non nớt và chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh homestay, tình trạng thất thoát doanh thu sẽ rất dễ xảy ra.
Rắc rối với chủ nhà
Ngoài ra, đối với những người thuê lại nhà để kinh doanh homestay, hãy cẩn thận trong khâu làm hợp đồng với chủ nhà, bởi nếu không bạn có thể gặp rắc rối. Anh Trường, một người có 2 năm kinh nghiệm kinh doanh homestay cho biết, khi chủ nhà thấy anh làm ăn khấm khá đã phá ngang hợp đồng, cũng may lúc đó anh vừa hòa lại vốn.
Những điều kiện cần có để kinh doanh homestay hiệu quả
Đối với những người mới bắt đầu muốn thử sức và hoàn toàn chưa có kinh nghiệm kinh doanh homestay, nắm chắc 7 điều dưới đây sẽ khiến bạn có thể thành công trong mô hình làm giàu mới này:
Sử dụng vốn đầu tư hợp lý, tối ưu
Muốn bắt đầu kinh doanh, trước tiên bạn cần có một khoản vốn nhất định. Nhìn chung, các khoản tiền cần chi ra trong thời gian đầu sẽ bao gồm:
- Tiền khảo sát thị trường và lên phương án thiết kế, cải tạo homestay
- Tiền cọc nhà và thanh toán trước (nếu bạn thuê nhà để làm homestay)
- Tiền chuẩn bị hồ sơ chứng từ và đăng ký giấy phép kinh doanh
- Tiền dự trù phí phát sinh trong đầu tư phát sinh
- Tiền dự trù phí vận hành và marketing
Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm kinh doanh homestay, số vốn an toàn cần có khi bắt đầu làm homestay nằm ở mức 300 đến 500 triệu đồng bởi ngoài các chi phí trên, bạn cần một khoản để bù lỗ trong thời gian đầu khi homestay chưa có nhiều khách.
Thời gian
Kinh doanh homestay sẽ khiến bạn phải mất một khoảng thời gian nhất định trong ngày để chăm sóc và vận hành nó, với những công việc lặt vặt nhưng khá tốn thời gian như đưa đón khách, dọn dẹp phòng khách trả, check-in, check-out, xử lý sự cố phát sinh, hỗ trợ khách,…
Do đó, sau khoảng thời gian đầu để học cách làm quen với việc vận hành, thời gian sau đó bằng những kinh nghiệm kinh doanh homestay mình có, bạn nên lên quy trình vận hành chi tiết cho homestay. Làm như vậy, sau này nếu bạn có thuê nhân viên hoặc thuê người khác quản lý thì cũng sẽ dễ dàng hơn để quản lý và kiểm soát.
Ngoài ra, hiện tại, bạn có thể một số ứng dụng công nghệ như Cohost để tối ưu thời gian cho việc quản lý.
Kinh nghiệm kinh doanh homestay
Nếu bạn là một người đã từng có kinh nghiệm kinh doanh homestay hoặc hợp tác với một người giàu kinh nghiệm khác, thời gian để chuẩn bị mọi thứ và vận hành homestay sẽ được rút ngắn đi đáng kể. Đồng thời, với những hiểu biết và khả năng quản lý rủi ro mà mình có, homestay của bạn sẽ không bị mất những khoản tiền phải bỏ ra để học kinh nghiệm.
Địa điểm, mặt bằng
Vị trí là một trong những điều kiện quan trọng để thành công khi kinh doanh dịch vụ lưu trú. Nếu homestay của bạn có vị trí đắc địa, nằm gần các địa điểm tham quan nổi tiếng, hoặc thuận lợi về mặt giao thông, gần trung tâm mua sắm sầm uất hoặc chợ, tỉ lệ khách lưu trú sẽ cao hơn nhiều so với những vùng hẻo lánh hoặc xa trung tâm.
Tạo điểm nhấn và tiêu chí phục vụ cho homestay
Môi ngành kinh doanh có một lợi thế riêng và có cách riêng để thu hút khách hàng, và homestay cũng không phải là ngoại lệ. Trong số các loại hình lưu trú, homestay thiên về phong cách ấm áp, mang đậm nét văn hóa bản địa nhưng vẫn đủ tinh tế và khéo léo để không làm phiền không gian riêng tư của khách.
Ngoài ra, kinh nghiệm kinh doanh homestay cho thấy, khách hàng thường sẽ có ấn tượng với những homestay có phong cách trang trí độc đáo hoặc lạ, bắt mắt, theo phong cách Âu-Mỹ hoặc Hàn, Thái,…
Bên cạnh việc gây ấn tượng bằng hình thức, chất lượng phục vụ thậm chí còn là tiêu chí quan trọng hơn, nhất là với những khách hàng có tính cách cẩn thận. Bạn sẽ cần thiết xây dựng nên những tiêu chí dịch vụ riêng cho homestay của mình, và từ đó tuyển chọn nhân viên cho phù hợp.
Hoàn tất các thủ tục pháp lý
Một trong những điều quan trọng nhất nhưng lại thường bị các chủ homestay bỏ quên. Lời khuyên đưa ra là bạn nên hoàn tất các thủ tục về pháp lý như xin giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận an ninh trật tự,…
Như vậy, bài viết này đã cùng bạn điểm qua những lợi thế và rủi ro khi kinh doanh homestay, cũng như những yếu tố cần thiết để có thể thành công khi chọn kinh doanh mô hình này. Đối với những người mới bắt đầu và chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh homestay, bạn nên tìm hiểu kỹ càng và đi những bước chậm mà chắc.
Cohousing chúc bạn mau chóng thành công với homestay mới của mình, và bạn đừng quên thường xuyên ghé blog để cập nhật những thông tin và kiến thức bổ ích nhé!