Từ niềm hy vọng của người thu nhập thấp tại các đô thị, nhà ở xã hội đang trở thành nỗi thất vọng khi nguồn cung ít ỏi, chính sách triển khai bế tắc trong khi số ít các dự án triển khai chậm tiến độ, sai phạm liên tiếp.
Mục Lục Bài Viết
Nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội là nhà thuộc sở hữu và thuộc sự quản lý nhà nước. Mục đích là cung cấp thêm các căn hộ giá rẻ hơn thị trường (nhà ở thương mại) để giải quyết nhu cầu nhà ở giá rẻ cho các hộ gia đình có trong chính sách hiện hành.
Các 2 loại nhà ở xã hội:
- Dự án nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước.
- Dự án nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách.
Có nên mua nhà ở xã hội
Đặc điểm nhà ở xã hội mang cho ta nhiều lợi ích và sự tiện nghi bởi những ưu điểm của nó.
Ưu điểm của nhà ở xã hội
Giá cả phải chăng:
- Chính sách hợp lý, được vay vốn ngân hàng lên tới 80% giá trị căn hộ.
- Giải quyết bài toán nhà ở giá rẻ.
- Những dự án nhà ở xã hội mọc lên đã giải quyết được hầu hết nhu cầu của cư dân có thu nhập thấp – những đối tượng nằm trong luật quy định của nhà nước.
Vị trí thuận tiện:
- Những dự án nhà ở xã hội có bán kính từ 5-7km so với trung tâm nội thành.
- Giao thông thông thoáng, không khí trong lành, khu vui chơi rộng rãi cho trẻ.
Nhược điểm của nhà ở xã hội
- Thuộc đối tượng theo Nghị định 100 mới được mua.
- Muốn chuyển nhượng thì phải đúng đối tượng đủ điều kiện.
Nhà ở xã hội có được bán không
Về chuyển nhượng (bán lại) nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách: Theo quy định của pháp luật về nhà ở, nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng vốn ngoài ngân sách thì người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được bán hoặc thế chấp sau 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp trong thời hạn chưa đủ 05 năm thì chỉ được thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó, trường hợp bán lại thì chỉ được bán cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội hoặc đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định, với giá bán không được vượt quá giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán (khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở 2014; khoản 4, khoản 5 Điều 19 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội).
Như vậy, người mua, thuê mua nhà ở xã hội được bán lại cho các đối tượng có nhu cầu theo cơ chế thị trường (không thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở) sau thời hạn 05 năm khi đảm bảo các quy định nêu trên. Trình tự, thủ tục bán lại nhà này được thực hiện như bán nhà ở giữa cá nhân với cá nhân, nhưng bên bán phải nộp lại tiền sử dụng đất và nộp thuế thu nhập cho Nhà nước theo quy định tại khoản 5 Điều 62 Luật Nhà ở và khoản 4 Điều 19 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP. Giá bán nhà ở này do các bên mua bán tự thỏa thuận.
Trường hợp người mua, thuê mua nhà ở xã hội bán lại cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở thì trình tự, thủ tục bán lại nhà này được thực hiện như bán nhà ở giữa cá nhân với cá nhân, nhưng bên mua phải có đủ giấy tờ xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP và phải được Sở Xây dựng xác nhận về đối tượng mua nhà chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 20/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ. Giá bán lại nhà ở xã hội trong trường hợp này căn cứ vào giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán (khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở 2014).
Điều kiện mua nhà xã hội
Các đối tượng được mua nhà ở xã hội được quy định tại điều 49, điều 50 Luật Nhà ở năm 2014 và hướng dẫn bởi điều 52 Nghị định 99/2015/NĐ-CP. Theo đó, có 8 đối tượng được mua nhà ở xã hội nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 51 Luật Nhà ở năm 2014.
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
- Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
- Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;
- Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.”
Có 2 đối tượng thuộc Điều 49 Luật Nhà ở nhưng không được mua nhà ở xã hội bởi đối tượng là “Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập” chỉ được thuê nhà ở xã hội trong thời gian học tập. Còn đối tượng là “Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu” sẽ được hỗ trợ để xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hoặc giao đất ở có miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc tặng nhà ở.
Thủ tướng quyết định lãi suất cho vay nhà ở xã hội năm 2019 là 5%
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 255/QĐ-TTg quyết định mức lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Theo đó, mức lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định áp dụng trong năm 2019 đối với dư nợ của các khoản cho vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là 5%/năm.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (4/3/2019) và thay thế Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 22/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, mức lãi suất cho vay ưu đãi với nhà ở xã hội năm 2019 là không thay đổi so với năm 2018.
Theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở là đối tượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở.
Các đối tượng trên được vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn.
Danh sách dự án nhà ở xã hội TPHCM 2019
Dự án nhà ở xã hội đang triển khai tại Quận 2
- Chung cư TĐC Thảo Điền, P. Thảo Điền. Chủ đầu tư: Công ty CPĐT Thủ Thiêm. Quy mô:0.47ha, 304 căn hộ chung cư. Đã hoàn thành 2016.
- Chung cư Bộ Công An, đường số 3, P.Bình An. Chủ đầu tư: Công ty CPĐT Phú Cường. Quy mô:2ha, 956 căn hộ chung cư. Đã hoàn thành 2016.
- Khu nhà ở Cục 12-TC II-Bộ Quốc Phòng. Chủ đầu tư: Cục 12-TC II Bộ Quốc Phòng. Quy mô: 3.03ha, 620 căn hộ chung cư. Đã hoàn thành 2016.
- Khu nhà ở xã hội Bình Trưng Đông. Chủ đầu tư: Công ty CPTV TM DV Địa ốc Hoàng Quân. Quy mô: 0.43ha, 260 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2019.
Dự án nhà ở xã hội đang triển khai tại Quận 4
- Chung cư 61B, đường số 16. Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV DVCI Q4. Quy mô: 0.34ha, 267 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2020.
Dự án nhà ở xã hội đang triển khai tại Quận 6
- Nhà ở xã hội tại khu đất Chợ Bình Phú, P10. Chủ đầu tư: Công ty TNHH BĐS Hoàng Phúc. Quy mô: 0.59ha, 390 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2018.
Dự án nhà ở xã hội đang triển khai tại Quận 7
- KDC Jamona City, phía Bắc Rạch Bà Bướm. Chủ đầu tư: Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín. Quy mô: 10.6ha, 1296 căn hộ chung cư, 201 nhà phố. Dự kiến hoàn thành 2018.
- Block A-B, lô H24, KĐT mới Nam SG. Chủ đầu tư: Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín. Quy mô: 0.97ha, 161 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2019.
- Nhà ở xã hội Khải Vy, số 4 Đào Trí, P.Phú Thuận. Chủ đầu tư: Công ty CP Tập đoàn Khải Vy. Quy mô: 1ha, 575 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2020.
Dự án nhà ở xã hội đang triển khai tại Quận 8
- Nhà ở xã hội Hưng Phát 2225 Phạm Thế Hiển. Chủ đầu tư: Công ty TNHH 276 Ngọc Long. Quy mô: 1.96ha, 995 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2019.
- Nhà ở xã hội 314 Âu Dương Lân, P3. Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV DVCI Q8. Quy mô: 3.5ha, 252 căn hộ chung cư Dự kiến hoàn thành 2020.
- KTX Đại học Sài Gòn, P16. Chủ đầu tư: Trường ĐH Sài Gòn. Quy mô: 0.16ha, 448 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2020.
- Khu Tái định cư Trương Đình Hội 2. Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV DVCI Q8. Quy mô: 4.8ha, 1000 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2020.
Dự án nhà ở xã hội đang triển khai tại Quận 9
- Nhà ở xã hội Phú Hữu-Block B-C-D. Chủ đầu tư: Công ty CPĐT Nam Phan. Quy mô: 1.8ha, 765 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2018.
- Nhà ở xã hội Nam Phan, P.Phú Hữu Block A. Chủ đầu tư: Công ty CPĐT Nam Phan. Quy mô:1.75ha, 312 nhà phố. Dự kiến hoàn thành 2020.
- Nhà ở xã hội Nam Lý, 91A Đỗ Xuân Hợp. Chủ đầu tư: Công ty CP Địa ốc Thảo Điền. Quy mô:0.25ha, 252 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2020.
- Dự án Tái định cư Lô số 4, phục vụ dự án mở rộng Khu Lâm Trại Suối Tiên. Chủ đầu tư: Công ty CP Du lịch-Văn hóa Suối Tiên. Quy mô: 1.99ha, 265 nhà phố. Dự kiến hoàn thành 2020.
- GD91-Hạng mục nhà ở xã hội thuộc dự án KDC P.Tân Phú. Chủ đầu tư: Công ty CP Dịch vụ Nông nghiệp thương mại Thuận Kiều. Quy mô: 1.41ha, 700 nhà phố. Dự kiến hoàn thành 2020.
- Nhà ở xã hội Tam Đa, P.Trường Thạnh. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Minh Sơn. Quy mô: 1.85ha, 1109 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2020.
Dự án nhà ở xã hội đang triển khai tại Quận 10
- Nhà ở xã hội 324 Lý Thường Kiệt. Chủ đầu tư: Công ty CP Đức Mạnh. Quy mô: 1.92ha, 1102 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2020.
Dự án nhà ở xã hội đang triển khai tại Quận 11
- Nhà ở xã hội Thới Bình 49/52 Bình Thới. Chủ đầu tư: Công ty CP Địa ốc 11. Quy mô: 0.26ha, 157 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2018.
Dự án nhà ở xã hội đang triển khai tại Quận 12
- Dự án Khu nhà ở cán bộ QK7, P.Tân Chánh Hiệp. Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Đông Hải. Quy mô: 0.13ha, 96 căn hộ chung cư. Đã hoàn thành 2017.
- Chung cư Topaz Homes, 102 Phan Văn Hớn, P.Tân Thới Nhất. Chủ đầu tư: Công ty CP NN&TM Thuận Kiều. Quy mô: 0.96ha, 459 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2018.
- Nhà ở xã hội Hoa Phượng 34/1A QL 1A. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Sợi Hạ Long. Quy mô: 0.72ha, 544 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2018.
- Dự án Khu nhà ở cán bộ QK7, P.Trung Mỹ Tây. Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV SX TM XNK Tây Nam-BQP. Quy mô: 0.48ha, 270 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2018.
- Dự án NOXH tại Phường An Phú Đông. Chủ đầu tư: Công ty CP Địa ốc Sài Gòn. Quy mô:0.69ha, 308 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2019.
- Khu Tái định cư Tham Lương, P.Tân Thới Nhất. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Chung Trang Linh. Quy mô: 3.39ha, 100 nhà phố. Dự kiến hoàn thành 2020.
- Chung cư cao tầng cho người thu nhập thấp An Sương, P.Đông Hưng Thuận. Chủ đầu tư: Công ty DVCI TNXP. Quy mô: 0.7ha, 406 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2020.
- NOXH chiến sĩ Công an TP.HCM, 20/2 Nguyễn Văn Quá, P. Đông Hưng Thuận. Chủ đầu tư: Công ty Phú Cường. Quy mô: 1.09ha, 776 căn hộ chung cư, 26 nhà phố. Dự kiến hoàn thành 2022.
Dự án nhà ở xã hội đang triển khai tại Quận Bình Thạnh
- Nhà ở xã hội P 13. Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV DVCI Q.Bình Thạnh. Quy mô: 0.23ha, 120 căn hộ chung cư. Đang cập nhật.
Dự án nhà ở xã hội đang triển khai tại Quận Gò Vấp
- Nhà ở xã hội CC1, đường Nguyễn Văn Dung. Chủ đầu tư: Tổng Công ty Xây dựng số 1 CC1. Quy mô: 2.93ha, 304 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2018.
Dự án nhà ở xã hội đang triển khai tại Quận Tân Bình
- Nhà ở xã hội tại đường Hoàng Bật Đạt, P15. Chủ đầu tư: Công ty TNHH ĐT BĐS Tân Bình. Quy mô: 0.44ha, 168 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2020.
Dự án nhà ở xã hội đang triển khai tại Quận Bình Tân
- Block C-D-E-F Nhà ở xã hội 35 Hồ Học Lãm. Chủ đầu tư: Công ty CP TV-TMDV Địa ốc Hoàng Quân. Quy mô: 1.28ha, 718 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2018.
- Khu dân cư Lê Thành. Chủ đầu tư: Công ty TNHH TMXD Lê Thành. Quy mô: 1.99ha, 930 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2019.
- Nhà ở xã hội 629 Kinh Dương Vương. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Lee&Co Việt Nam. Quy mô:1.81ha, 794 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2019.
- Nhà ở xã hội Hoàng Nam, đường Lê Cơ, P.An Lạc. Chủ đầu tư: Công ty TNHH XD TM Hoàng Nam. Quy mô: 1.11ha, 750 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2020.
- Nhà ở công nhân KCN Tân Bình, P.Bình Hưng Hòa. Chủ đầu tư: Công ty CP SX KD XNK DV & ĐT Tân Bình Tanimex. Quy mô: 1.98ha, 480 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2021.
Dự án nhà ở xã hội đang triển khai tại Quận Thủ Đức
- Kí túc xá sinh viên ĐH Nông Lâm. Chủ đầu tư: Đại học Nông Lâm. Quy mô: 0.12ha, 423 căn hộ chung cư. Đã hoàn thành 2017.
- Chung cư phường Trường Thọ. Chủ đầu tư: Công ty CP Chương Dương. Quy mô: 3.02ha, 1177 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2018.
- Dự án NOXH, số 35 Lê Văn Chí, P.Linh Trung. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Phúc Lộc Thọ. Quy mô: 0.863ha, 160 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2022.
- Dự án Nhà lưu trú CN Linh Trung II, GĐ 2. Chủ đầu tư: Công ty CPĐT XD TM DV Thiên Phát. Quy mô: 0.5ha, 220 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2020.
Dự án nhà ở xã hội đang triển khai tại Huyện Bình Chánh
- KDC Nam Sài Gòn- Thế kỷ 21. Chủ đầu tư: Công ty CP Thế kỷ 21. Quy mô: 5.95ha, 186 căn hộ chung cư. Đã hoàn thành 2016.
- Dự án NOXH KDC Hạnh Phúc-Khối 1. Chủ đầu tư: Tổng Công ty Xây dựng số 1 CC1. Quy mô:1.19ha, 672 căn hộ chung cư. Đã hoàn thành 2017.
- GĐ 1 Khu nhà ở xã hội Nguyên Sơn. Chủ đầu tư: Công ty BĐS Nguyên Sơn. Quy mô: 2.71ha, 1765 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2019.
- Khu dân cư xã Vĩnh Lộc A. Chủ đầu tư: Công ty CP Địa ốc Sông Đà An Nhân. Quy mô: 4.67ha, 1464 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2020.
- Nhà ở xã hội An Phú Tây. Chủ đầu tư: Công ty CP TV-TMDV Địa ốc Hoàng Quân. Quy mô:0.77ha, 247 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2020.
- Nhà ở xã hội Lê Minh Xuân. Chủ đầu tư: Công ty TNHH ĐT Phương Lâm. Quy mô: 4.78ha, 8628 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2020.
- Dự án hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu tái định cư – nhà ở công nhân – chuyên gia và dân cư liền kề phục vụ Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn VGR. Quy mô: 75.54ha. Dự kiến hoàn thành 2024.
- Dự án hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Khu tái định cư Sing Việt tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đô thị Sing Việt. Quy mô: 63.83ha. Dự kiến hoàn thành 2025.
Dự án nhà ở xã hội đang triển khai tại Huyện Hóc Môn
- Chung cư HQC Hóc Môn – Xã Xuân Thới Đông. Chủ đầu tư: Công ty CP TV-TMDV Địa ốc Hoàng Quân. Quy mô: 4.29ha, 579 căn hộ chung cư. Đã hoàn thành 2017.
Nhà ở xã hội đang triển khai tại Huyện Nhà Bè
- Nhà ở xã hội tại Xã Long Thới. Chủ đầu tư: Công ty CP XD & KD Địa ốc Hòa Bình. Quy mô:1.02ha, 462 căn hộ chung cư. Dự kiến hoàn thành 2020.
Dự án nhà ở xã hội đang triển khai tại Huyện Củ Chi
- Nhà ở công nhân KCN Đông Nam. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Worldon. Quy mô: 4.75ha, 765 căn hộ chung cư. Đã hoàn thành 2017.
- Khu dân cư tái định cư và nhà ở công nhân, chuyên gia liền kề phục vụ Khu công nghiệp Đông Nam tại xã Bình Mỹ (Dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội). Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn VRG. Quy mô: 55.77ha. Dự kiến hoàn thành 2023.
Nhà ở xã hội: Tắc từ chính sách
Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, nhu cầu Nhà ở xã hội của cả nước trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020 cần khoảng 440.000 căn hộ. Trong đó, TP.HCM cần khoảng 134.000 căn, Hà Nội cần khoảng 110.000 căn, Bình Dương cần 41.250 căn, Đồng Nai 36.700 căn và Đà Nẵng 11.500 căn.
Trong một cuộc hội thảo về Nhà ở xã hội diễn ra mới đây tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, riêng chương trình phát triển Nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị đã hoàn thành xây dựng 84 dự án với khoảng 33.400 căn hộ và đang tiếp tục triển khai 135 dự án với quy mô xây dựng khoảng 81.000 căn hộ.
Chương trình phát triển Nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp đến nay đã đầu tư xây dựng 100 dự án, với quy mô khoảng 41.000 căn hộ. Hiện nay còn 72 dự án đang tiếp tục được triển khai với khoảng 88.000 căn hộ.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), cho rằng nhu cầu về Nhà ở xã hội tại các đô thị lớn như TP.HCM hay Hà Nội là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn cung loại sản phẩm này chưa đáp ứng đủ, bên cạnh đó là những vướng mắc trong chính sách phát triển Nhà ở xã hội cần được tháo dỡ.
Ông Châu lấy ví dụ, ở Hàn quốc có năm loại hình căn hộ công cho thuê với từng nhóm đối tượng có thu nhập khác nhau, tỷ lệ đặt tiền thế chân khác nhau, thời gian thuê khác nhau (50 năm, 30 năm, 20 năm, 5-10 năm).
Một khó khăn khác là chính sách tín dụng dành cho Nhà ở xã hội. Kể từ khi gói vay 30.000 tỉ đồng kết thúc, cả doanh nghiệp phát triển dự án Nhà ở xã hội và người mua đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay mới.
Do đó, Chủ tịch HoREA kiến nghị Chính phủ sớm hành quyết định về lãi suất cho vay ưu đãi Nhà ở xã hội thống nhất cùng một loại lãi suất và cùng thực hiện cơ chế gửi tiết kiệm Nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội và tại các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về lãi suất cho vay ưu đãi Nhà ở xã hội thống nhất như lãi suất trên đây đối với cả người mua Nhà ở xã hội theo gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật. Về lâu dài, khi nền kinh tế phát triển mạnh hơn, HoREA kiến nghị thực hiện mức lãi suất ưu đãi vay mua Nhà ở xã hội từ 3-3,5%/năm để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người có thu nhập thấp đô thị.
Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản cho biết, theo quy định các dự án thương mại có quy mô trên 10ha phải dành 20% đất để phát triển Nhà ở xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế do quỹ đất khan hiếm, những dự án có vị trí đắc địa thì vì lợi ích kinh doanh các chủ đầu tư thường chọn phương án hoán đổi bằng tiền. Do đó, muốn phát triển dự án Nhà ở xã hội thì chính quyền cần tạo quỹ đất sạch, vị trí phù hợp để thu hút doanh nghiệp.
Đến thực tế không như mơ tại các dự án nhà ở xã hội
Trong khi nguồn cung nhỏ giọt thì số ít các dự án Nhà ở xã hội đang được xây dựng lại trở thành nỗi ám ảnh với khách hàng.
Đình đám nhất phải kể đến loạt dự án của Công ty cổ phần thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (địa ốc Hoàng Quân). Doanh nghiệp này được ví như “ông trùm” Nhà ở xã hội hiện nay. Tuy nhiên, phần lớn các dự án của Hoàng Quân đều “có vấn đề”.
Tại dự án Nhà ở xã hội 35 Hồ Học Lãm (quận Bình Tân, TP.HCM) do Hoàng Quân liên kết với Quỹ Phát triển nhà ở TP.HCM liên tục chậm tiến độ. Hàng trăm khách hàng đã nhiều lần kéo đến dự án, Sở Xây dựng để kêu cứu nhưng đến nay vẫn chưa được giao nhà.
Được biết, dự án chính thức khởi công vào khoảng giữa năm 2016, quy mô gồm 464 căn hộ. Thời gian bàn giao nhà dự kiến là quý 4-2017, nhưng đến nay công trình vẫn còn ngổn ngang.
Một dự Nhà ở xã hội khác của Hoàng Quân đang đầu tư tại tỉnh Khánh Hoà cũng bộc lộ nhiều sai phạm. Dự án này có tên HQC Nha Trang được khởi công vào tháng 4/2015 trên diện tích hơn 10.800 m2 với tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỉ đồng. Dự án gồm hai khối nhà cao 16 tầng, hai khối cao 19 tầng với 1.002 căn hộ (trong đó 600 căn hộ để bán, 202 căn hộ cho thuê và 200 căn hộ thương mại).
Đây là một trong những dự án Nhà ở xã hội có quy mô lớn nhất tại tỉnh Khánh Hòa. Theo hợp đồng thì chủ đầu tư sẽ bàn giao căn hộ cho khách hàng vào quý 4/2016. Tuy nhiên, dự án chậm tiến độ, khách hàng đã nhiều lần phải căng băng rôn đòi nhà.
Trong báo cáo mới đây nhất của UBND tỉnh Khánh Hoà cho biết, dự án dính hàng loạt sai phạm như chậm tiến độ, bán nhà cho người nước ngoài sai quy định về đối tượng được mua Nhà ở xã hội, kinh doanh bất động sản mà bất động sản đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định… Thậm chí UBND tỉnh Khánh Hoà đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét hu hồi dự án này.
Một dự án Nhà ở xã hội dính nhiều tai tiếng khác tại TP.HCM là tổ hợp Tân Bình Apartment ở số 32 Hoàng Bật Đạt, phường 15, quận Tân Bình do Công ty TNHH đầu tư bất động sản Tân Bình (Công ty Tân Bình) làm chủ đầu tư.
Không chỉ chậm tiến độ nhiều năm, dự án này còn vi phạm nghiêm trọng trong quá trình xây dựng. Cụ thể, chủ đầu tư đã tự ý xây dựng vượt tầng so với thiết kế cho phép. Sau nhiều lần kiểm tra xử phạt của Sở Xây dựng, hiện chủ đầu tư dự án đang cho tháo dỡ các tầng xây sai quy định. Trong khi, người mua vẫn phải tiếp tục chờ với gánh nặng lãi suất vay ngân hàng mỗi tháng.
Bên cạnh đó, việc xét duyệt mua Nhà ở xã hội hiện cũng đang nhiều lỗ hổng, dẫn đến nhiều đối tượng không nằm trong danh sách được xét mua nhưng vẫn có thể sở hữu Nhà ở xã hội. Dư luận vẫn chưa quên vụ mua Nhà ở xã hội ở chung cư Rice City tại Hà Nội khi nhiều người thân của vị tổng giám đốc công ty đầu tư dự án được mua căn hộ tại đây.
Bên cạnh đó, có thực trạng nhiều người lợi dụng việc được mua Nhà ở xã hội sau đó tiến hành rao bán, sang nhượng lại sai quy định của Nhà nước.