Vào tối ngày 28/8, Cohost AI đã tổ chức thành công buổi Webinar thứ 2 với chủ đề “VAI TRÒ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG DU LỊCH & KHÁCH SẠN” cùng với sự tham gia của ba diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú là anh Vũ Nguyễn Minh Trí, anh Alex Ho và anh Kim Phạm cùng hơn 100 chủ doanh nghiệp & các bạn trẻ sinh viên đến từ khắp nơi trên cả nước.
Trong buổi webinar thứ 2 này, Cohost AI đã phát động quỹ “Hỗ trợ nhân sự và doanh nghiệp siêu nhỏ ngành du lịch” lần đầu tiên. Theo đó, các khán giả hảo tâm sẽ ủng hộ một số tiền bất kỳ bằng mã QR trên màn hình. Toàn bộ số tiền ủng hộ thu được sẽ được Cohost AI tổng hợp và thêm vào 100% giá trị tương đương (Ví dụ số tiền thu được là 10 triệu, Cohost AI sẽ góp thêm 10 triệu nữa để tổng có 20 triệu).
Quỹ hỗ trợ này được sử dụng để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn do Covid-19 gây ra, đặc biệt là đối tượng thiệt hại do ngành du lịch hoặc các sinh viên, giáo viên, chủ nhà ngành này. Hãy cùng Cohost AI điểm lại những chia sẻ vô cùng thiết thực và bổ ích của các diễn giả trong buổi webinar vừa qua nhé!
Mục Lục Bài Viết
PHẦN 1. Tổng quan về ứng dụng công nghệ trong ngành du lịch & khách sạn
Để mở đầu Webinar, anh Alex Hồ đã có những chia sẻ về “smart tourism” (du lịch thông minh) là hình thái du lịch – khách sạn mới trong thời đại công nghệ 4.0. Vậy thế nào là “du lịch thông minh”?
Công nghệ là gì?
Công nghệ là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao.
Một số ứng dụng công nghệ trong du lịch lữ hành
- Tai nghe VR
- Audio Guide
- “Tự thiết kế tour du lịch” thông qua ứng dụng xuất hiện trên trang web của đại lý du lịch
- Điện thoại thông minh cung cấp chức năng định vị GPS và Google Map
- Điện thoại thông minh cung cấp chức năng chụp ảnh (để chụp ảnh selfie)
- Blog và Vlog
Một số ứng dụng công nghệ trong dịch vụ lưu trú
- PMS – Property Management System: phần mềm quản trị khách sạn
- Đặt phòng qua các kênh OTA
- Kết nối & trao đổi “đánh giá” giữa khách du lịch thông qua nhiều “Trang web và trang đánh giá du lịch”
- Tiếp thị trực tuyến
- Blog và VBlog
Ứng dụng công nghệ trong dịch vụ lưu trú
- Ứng dụng công nghệ book khách sạn qua các kênh online (thuận lợi/bất lợi) – OTAs, đặt phòng qua app, website
- Công nghệ trong tiện ích và chức năng phòng (bật tắt điện phòng ngủ, thiết bị điện tử qua app,…)
- Check In và check out theo contactless mode (nhất là trong mùa dịch)
Quy trình tiếp khách “không tiếp xúc”:
- PMS+
- Đa dạng hóa nguồn khách
- Check in/check out không tiếp xúc
- Thanh toán trực tuyến
- PMS – Các phần mềm quản lý khách sạn (Opera, Smile, Ezcloud, Cloudbeds, Cohost…) Hệ thống quản lý tài sản khách sạn (PMS) quản lý tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh khách sạn, bao gồm cả việc mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách
Chức năng chính của PMS:
- Giao tiếp giữa các nhân viên
- Giao tiếp giữa nhân viên và khách hàng
- Tiến hành kiểm kê phòng khách sạn để bán phòng trống
- Quản lý việc nhận phòng và trả phòng
- Tích hợp các booking từ các kênh OTA
PHẦN 2. Ứng dụng công nghệ trong dịch vụ lữ hành
Tiếp nối buổi Webinar, diễn giả Vũ Nguyễn Minh Trí với kinh nghiệm là Chủ nhiệm Diễn đàn Nhân lực Du lịch đã phân tích sâu sắc hơn về vấn đề làm thế nào để ứng dụng công nghệ vào du lịch và lữ hành, cụ thể là “du lịch trực tuyến”.
Du lịch trực tuyến tại Việt Nam hiện nay
Thị trường du lịch trực tuyến
Thị trường du lịch trực tuyến năm 2016, 2019 tính trên toàn thế giới lần lượt là 565 tỷ USD và 755 tỷ USD. Sang năm 2020, con số này giảm xuống 517,8 tỷ USD do ảnh hưởng của Covid-19. Tuy nhiên, du lịch trực tuyến được đánh giá là thị trường tiềm năng đặc biệt trong thời kỳ đại dịch.
Triển khai ở các tỉnh thành
- Hà Nội: Tổng đài Tư vấn giải đáp thông tin du lịch Hà Nội, app tham quan tại Hoàng Thành Thăng Long,…
- TP. Hồ Chí Minh: Vibrant Ho Chi Minh City, app Go!Bus,…
- Huế: Lăng Tự Đức được số hoá trên Google,…
Các doanh nghiệp lữ hành
Trong nước, các doanh nghiệp nhanh chóng áp dụng chuyển đổi số bằng các ứng dụng: thăm quan 3D, thăm quan 360 độ,… giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng kinh doanh, tăng doanh số và tăng uy tín thương hiệu.
Phân tích xu hướng du lịch trực tuyến
Trí tuệ nhân tạo cá nhân hóa trải nghiệm du lịch
- Thực tế ảo (VR): giúp khách hàng trải nghiệm trước dịch vụ và gia tăng niềm tin, sự thích thú cho khách hàng.
- Trí tuệ nhân tạo (AI): chatbot giúp cung cấp thông tin du lịch, tham khảo giá cả, và đưa ra các tips du lịch cho từng cá nhân khách hàng; ứng dụng thông minh hỗ trợ khách hàng lên kế hoạch du lịch.
Du khách có cảm hứng du lịch mạng xã hội
Theo như dữ liệu nghiên cứu từ các du khách lấy cảm hứng từ mạng xã hội thì có đến 89% Millennials lên kế hoạch du lịch khi xem thông tin do bạn bè đăng tải; 97% đăng ảnh/ video về chuyến du lịch của họ.
Đối với những chuyến đi được cá nhân hoá thì lại được hình thành từ lịch sử chuyến đi và hành vi, sở thích của khách hàng, đề xuất tour được cá nhân hoá, đáp ứng nhu cầu khách hàng để mang lại sự gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Công nghệ ô tô tự lái trong tương lai – Xe tự hành (autonomous vehicles)
- Giảm chi phí so với ô tô cá nhân
- Tăng cường an toàn giao thông đường bộ
- Giảm ùn tắc
Du lịch trực tuyến bao gồm:
- Online Mobility Service: chuyến bay, gọi xe, xe bus, tàu hoả, thuê xe tự lái
- Online Travel Booking: Đặt phòng khách sạn, gói ngày lễ,…
Dịch vụ hỗ trợ di chuyển du lịch trực tuyến
- Online Mobility Service: chuyến bay, gọi xe, xe bus, tàu hoả, thuê xe tự lái
- Quy mô của thị trường: 411,2 tỷ USD doanh thu trên toàn cầu, 70% từ mảng chuyến bay.
Đặt tour trực tuyến
- Online Travel Booking: Đặt phòng khách sạn, gói ngày lễ,…
- Đặt tour trực tuyến có thể thực hiện qua nhiều kênh khác nhau nhưng được thanh toán trực tuyến.
- Thị trường đặt tour trực tuyến phát triển mạnh mẽ bởi mức độ thâm nhập cao của Internet và Smartphone.
- OTA tại Việt Nam: 80% là OTA nước ngoài; 20% thuộc về Việt Nam
PHẦN 3. Công nghệ kinh doanh trong mùa dịch
Chủ nhà của buổi Webinar – Cohost AI đã chỉ ra cách làm sao để các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú vừa tấn công và vừa phòng thủ đạt hiệu quả trong thời kỳ đại dịch. Cụ thể, Cohost AI chú trọng vào việc tìm kiếm, chăm sóc và giữ chân khách hàng với đối tượng là khách du lịch nội địa và khách du lịch cá nhân bằng các giải pháp công nghệ với phương châm “Khách hàng ở đâu chúng ta ở đó!”
Tìm kiếm khách hàng
Chân dung khách hàng:
- Khách FIT (Frequent Independent Travellers), domestic.
- Demographic: Cặp đôi honeymoon, Gen Z, Solo traveler, Leisure, Nhóm bạn, Gia đình trẻ
- Độ tuổi: 20-40
- Mục đích: Leisure, Wellness
- Booking window: Last-minute, 5-7 ngày
- Hành vi: Covid-19 safety, in-house service, privacy
Các chiến dịch Staycation:
- Daycation
- Day-Use promotion
- 7-14 Days Package (lock tầng, nguyên căn)
- Honeymoon & Anniversary
- Video: Lifestyle – Nghỉ dưỡng – View
Các chiến dịch Stay in Advance:
- Book Now Stay Later
- Free Night Stay Later
- Book Now Stay Any Time
Bổ sung kênh bán
Trước đây, tệp khách đoàn, khách nước ngoài thường đặt tour qua các travel agent, OTAs. Hiện nay, với đối tượng là khách nội địa, khách lẻ, các doanh nghiệp lưu trú cần thay đổi kênh tiếp thị để tiếp cận được khách hàng và tăng lượt booking. Các kênh bán hàng phù hợp là: facebook, instagram, tiktok,… Đồng thời, doanh nghiệp cần kết hợp quảng cáo và các chiến dịch để lôi kéo khách hàng.
Chăm sóc và giữ chân khách hàng
Chăm sóc và giữ chân khách hàng bằng các ứng dụng công nghệ được áp dụng trí tuệ nhân tạo giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng chăm sóc khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.
Trợ lý ảo Ana – trí tuệ nhân tạo
- Công nghệ hiện đại: Machine learning (ML) & Trí tuệ nhân tạo (AI).
- Giảm thời gian phản hồi, bớt chi phí nhân sự chăm sóc khách, tạo trải nghiệm 5 sao.
PMS Cloud-based (PMS điện toán đám mây)
- Giao diện đơn giản, dễ sử dụng cho mọi vị trí, cấp bậc, lứa tuổi.
- Phù hợp với mọi quy mô homestay, khách sạn với chi phí thấp.
- Dễ dàng truy cập và quản lý tiến độ từ xa.
- Lưu trữ thông tin, sở thích của khách hàng.
Đúng với phương châm “Khách hàng ở đâu chúng ta ở đó!”, anh Kim Pham – founder của Cohost AI khuyên các chủ doanh nghiệp nên LINH HOẠT hơn trong cách vận hành quản lý để dễ dàng thích nghi với sự thay đổi tệp khách trong đại dịch. Cụ thể, các chủ nhà cần chủ động tìm kiếm khách hàng trên các trang mạng xã hội, triển khai các ưu đãi mua trước dùng sau, hoàn huỷ thoải mái,… giúp quảng bá cơ sở lưu trú của doanh nghiệp tới khách hàng.
Lời kết
Cohost AI chân thành cảm ơn các chuyên gia cùng các chủ nhà và các bạn học sinh/sinh viên trên toàn quốc đã tham gia và đóng góp cho thành công của Webinar thứ 2: VAI TRÒ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG DU LỊCH & KHÁCH SẠN.
Cohost AI rất mong nhận được sự ủng hộ của các host, các chuyên gia để tiếp tục những buổi Webinar thành công hơn nữa trong tương lai.
Đừng quên follow Cohousing để nhận được thật nhiều thông tin bổ ích hàng ngày nhé!