Shophouse là một hình thức bất động sản tuy đã xuất hiện từ lâu trên thị trường Việt Nam nhưng vẫn chưa thực sự được nhiều người hiểu rõ. Nếu bạn đang tìm hiểu về chủ đề này, hãy cùng Cohousing tham khảo bài viết Shophouse là gì? Hiểu rõ Shophouse trong bài viết này 2021 này nhé!
Mục Lục Bài Viết
Shophouse là gì?
Shophouse hay còn được gọi là nhà ở thương mại (hay nhà phố thương mại) là một từ ghép bởi shop (cửa hàng) và house (nhà). Đây là những tòa nhà có dạng kiến trúc tầng dưới cùng sẽ là những khu trung tâm thương mại, còn các tầng trên là nơi ở của các chủ nhà (gia chủ)
Ở Việt Nam, hiện tại phần lớn các dự án chung cư cao cấp đều triển khai theo mô hình này. Có lẽ mọi người đều đã rất quen thuộc với những tòa chung cư với trung tâm mua sắm, quán cafe (cafeteria) ở dưới tầng trệt.
Thế nhưng không có mấy ai biết được đó được gọi là Shophouse, hoặc vẫn nhầm lẫn Shophouse với những mô hình khác. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết nhé, mình sẽ giúp bạn hiểu rõ về hình thức nhà ở thương mại khá thú vị này.
Shophouse có ưu điểm gì?
Shophouse có rất nhiều những điểm cộng lớn, và tiềm năng để kinh doanh cũng thực sự rất khủng, nếu bạn là một chủ đầu tư có tầm nhìn rộng và khéo léo.
Việc sở hữu những nhà ở thương mại dưới tầng trệt của những dự án lớn, nằm ở vị trí trung tâm sầm uất sẽ mang lại cho bạn những dòng tiền khổng lồ và ổn định. Hãy cùng tìm hiểu những điểm đáng giá của Shophouse để cùng xem rằng liệu đầu tư vào shophouse có phải là một việc cần thiết hay không nhé!
Tiềm năng kinh doanh lớn
Shophouse thường được thiết kế rất thông minh, và nằm ở những tầng trệt của những dự án lớn. Đây là một trong những giá trị to lớn giúp những căn nhà ở thương mại này biến trở thành một trong những chiếc “cần câu cơm’ hay các “mỏ vàng” của bạn.
Bạn hoàn toàn có thể mở nhà hàng ăn, coffeshop, cửa hàng pizza, hay bất kì một loại hình dịch vụ nào và không phải quá lo lắng về tập khách hàng của mình. Hoặc nếu không phải là một người thích kinh doanh, hoặc có thể bận bịu cho các công việc khác thì bạn có thể cho thuê làm văn phòng.
Nói tóm lại, shophouse luôn là một tài sản vô cùng giá trị cho những ai đang sở hữu mang lại những dòng tiền ổn định cho gia chủ.
Vị trí cực kỳ đắc địa
Thiên thời địa lợi nhân hòa, các cụ đã nói rồi để có thể thành công cần đầy đủ các yếu tố. Và vị trí địa lí của các shophouse cũng là một trong những điểm vô cùng đáng giá. Những căn nhà ở thương mại thường nằm tại mặt đường của các con phố lớn.
Việc nằm ở các con phố trung tâm, đông người qua lại hàng ngày giúp cho shophouse đáng giá hơn rất nhiều. Bản thân những người kinh doanh sẽ luôn được đảm bảo sẽ có khách hàng thường xuyên ghé qua cửa hàng của mình và lại không phải đốt quá nhiều ngân sách vào chi phí marketing.
Doanh thu khổng lồ
Theo thống kê, những gia chủ sở hữu shophouse có thể kiếm được nguồn doanh thu lên đến 8-10% tổng giá trị của căn hộ đó 1 năm. Như vậy thì chẳng mấy mà hòa vốn rồi, hơn nữa dòng tiền còn rất ổn định.
Với tỉ suất sinh lời cao như vậy, đây bỗng dưng là một danh mục vô cùng “béo bở” dành cho những ai thích đầu tư nhưng lại ngại đầu tư vào các thị trường chứng khoán đầy rủi ro hay những ván bài crypto đầy may rủi…
Di chuyển thuận tiện
Không những nằm ở vị trí rất “thiên thời địa lợi” các căn hộ shophouse còn thường rất được ưu ái khi được đặt ở những vị trí đẹp nhất dự án. Thường sẽ là nằm ngay trên lối ra vào của tòa nhà, nên kể cả những khách hàng không phải lại cư dân thì cũng có thể dễ dàng ghé qua.
Tài sản dài hạn
Việc sở hữu shophouse không mấy khác biệt so với việc sở hữu một mảnh đất hay một căn hộ. Mà giá của bất động sản luôn được đánh giá là rất ổn định và tăng dần theo thời gian. Nên một lần nữa, bạn có thể coi đây là một tài sản dài hạn và không bao giờ lỗ khi đầu tư vào bất động sản.
Thanh khoản tốt
Một trong những điểm đáng tiền nữa của những căn hộ thương mại đó là tính thanh khoản rất tốt. Bởi những nguồn lợi nhuận shophouse mang lại là rất lớn, thế nên mọi người thường bị thu hút bởi điều đó và đầu tư vào shophouse một cách khá dễ dàng.
Shophouse có nhược điểm gì?
Rõ ràng mọi người đã thấy shophouse thực sự rất nhiều ưu điểm, và đây là một loại hình bất động sản rất đáng để đầu tư. Thế nhưng cái gì cũng có hai mặt, shophouse cũng sẽ có những nhược điểm. Hãy cùng xem những nhược điểm của loại hình nhà ở thương mại này và xem liệu rằng có đáng để đánh đổi không nhé!
Chi phí giá thành
Shophouse thường có giá cao hơn so với những căn hộ cùng cấp hoặc trong cùng một dự án. Bởi shophouse có quá nhiều ưu điểm hơn so với một căn hộ đơn thuần. Và shophouse được sinh ra với mục đích là kinh doanh, chứ chẳng mấy ai lại đi mua shophouse để ở phải không nào.
Vậy nên giá của một căn shophouse tất nhiên sẽ khá là cao, và thường không phù hợp cho những đối tượng cơ bản.
Vị trí địa lí
Vị trí là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định tình hình kinh doanh của bạn. Vậy nên đây có thể vừa coi là ưu điểm nhưng cũng có thể là nhược điểm. Phụ thuộc vào vị trí shophouse của bạn có nằm ở trung tâm không, di chuyển có thuận lợi hay không.
Nếu vị trí của bạn đáp ứng đc hết những yếu tố trên thì bạn sẽ cực kì “mua may bán đắt” nhưng nếu không thì bạn nên suy nghĩ lại về việc đầu tư vào shophouse đó nhé.
Thời gian sở hữu
Một căn shophouse sẽ được cấp sổ đỏ, các giấy tờ chứng nhận liên quan. Tuy nhiên, một số dự án sẽ chỉ cấp sổ đỏ với thời hạn bị giới hạn năm như một số căn hộ tại Việt Nam bây giờ. Đây cũng là một điểm bạn nên cần cân nhắc kỹ trước khi đầu tư vào shophouse nhé.
Các loại Shophouse
Sẽ có 2 loại Shophouse chủ yếu ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại mà bạn nên biết. Và dó là:
Shophouse nhà phố
Nhà ở thương mại nhà phố là dạng shophouse bạn có thể dễ dàng nhìn thấy ở bất cứ đâu khi đi trên đường. Nó thường trông giống như những tòa nhà cao tầng, có kiến trúc tự do. Tuy nhiên tầng 1 sẽ là nơi để kinh doanh, và các tầng trên để sinh hoạt.
Shophouse dạng này có thể là dạng biệt thự liền kề, hoặc nhà riêng bật lập, bất kì hình thức nào.
Có một số nhà đầu tư lợi dụng thuật ngữ “shophouse” chưa thực sự được nhiều người biết và lạm dụng nó để đánh bóng cho các biệt thự liền kề của họ nhằm mục đích bán được với giá cao hơn nhưng thực sự đó chỉ là những căn biệt thự đơn thuần. Bạn cần hiểu rõ về shophouse để không mắc phải sai lầm này nhé!
Bộ Xây dựng khẳng định: “Khái niệm shophouse chưa được đề cập và chưa có quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản, pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư”.
Shophouse khối đế chung cư
Mọi người sẽ thường bắt gặp những dạng Shophouse này ở tầng trệt của những dự án chung cư cao cấp. Và thường sẽ là những quán Cafe như Highland hay Starbuck hoặc là những quán Pizza…
Một lần nữa khái niệm shophouse lại được sử dụng ở đây. Thực chất, trong văn bản pháp luật nó được hiểu là nhà ở kết hợp thương mại, kinh doanh dịch vụ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật đầu tư năm 2014, khoản 3 Điều 126 Luật Đất Đai năm 2013 thì dự án xây dựng đầu tư nhà ở thương mại, kinh doanh dịch vụ kết hợp để ở ngoài khu kinh tế thì thường có thời hạn 50 năm (trong khu kinh tế và các điều kiện khác không quá 70 năm).
Thời hạn sở hữu Shophouse là bao lâu?
Trong những trường hợp này, ta sẽ không xét đến những shophouse dạng nhà phố mà chủ yếu tập trung vào những căn shophouse khối đế chung cư.
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật đầu tư năm 2014, khoản 3 Điều 126 Luật Đất Đai năm 2013 thì dự án xây dựng đầu tư nhà ở thương mại, kinh doanh dịch vụ kết hợp để ở ngoài khu kinh tế thì thường có thời hạn 50 năm (trong khu kinh tế và các điều kiện khác không quá 70 năm).
Cũng giống như rất nhiều các dự án chung cư hay apartment khác ở Việt Nam. Shophouse khối đế chung cư cũng được coi như là một căn hộ thuộc dự án. Nên khi sở hữu những căn nhà ở thương mại thuộc khối đế chung cư, bạn sẽ được nhận đầy đủ các giấy tờ như sổ đỏ, quyền sử dụng đất hay quyền sử dụng nhà ứng với đất. Tuy nhiên, sẽ bị giới hạn thời gian (thường sẽ là không quá 50 năm)
Kết luận
Nếu đã đọc đến đây, mình tin rằng các bạn đã hiểu rõ về mô hình bất động sản Shophouse cực kì tiềm năng này. Nếu các bạn có bất kì thắc mắc gì đừng ngại bình luận phía bên dưới để chúng mình giải đáp nhé! Và đừng quên ghé thăm Cohousing để cập nhật những kiến thức bổ ích.