“Slack là gì?” liệu có phải là câu hỏi luôn đau đáu trong đầu bạn mỗi khi nghe ai đề cập đến từ khóa này. Bài viết này sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn về vấn đề này. Hãy cùng mình tìm hiểu Slack là gì? Tại sao nên sử dụng Slack trong năm 2023.
Mục Lục Bài Viết
Tổng quan về Slack
Slack là gì?
Slack là một ứng dụng chat nhóm, trao đổi thông tin trực tuyến với bạn bè, đồng nghiệp. Bởi tính tiện dụng, bảo mật tốt, nên Slack ngày càng được nhiều các doanh nghiệp tin dùng.
Kể từ khi văn hóa “làm việc từ xa” nổi lên do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, giao tiếp và trao đổi thông tin của các thành viên trong doanh nghiệp trở thành một việc không thể thiếu.
Nhưng nếu sử dụng email làm phương thức giao tiếp chính, thì hòm thư của bạn sẽ luôn luôn trong trạng thái “quá tải” và rất dễ bị trôi mất thông tin. Sử dụng Facebook hay Zalo thì lại có nhiều điểm hạn chế như không thể gửi được những tệp dung lượng lớn. Hay ghim những thông tin quan trọng.
Thật may mắn vì Slack sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề này. Nó sẽ là một kênh giao tiếp bên cạnh email để có thể giảm tải được phần nào lượng email bạn nhận được. Mà lại có thể gửi những tệp tin với dung lượng lớn.
Đó là lí do tại sao Slack đang được nhiều công ty, doanh nghiệp để ý đến hơn trong năm 2021 này.
Tổng quan về Slack
Slack là viết tắt của “Searchable Log of All Conversation and Knowledge“, được thành lập bởi Stewart Butterfield vào năm 2013 với mục đích làm một ứng dụng giao tiếp nội bộ trong công ty Tiny Speak.
Sau này Tiny Speak đổi tên thành Slack Technologies với đội ngũ cốt lõi từ những người sáng lập ra Flickr.
Mục đích của Slack là giải phóng con người ta khỏi mớ email lộn xộn, tại sao phải dùng email để vừa đính kèm file vừa trao đổi công việc, nó phức tạp, mất thời gian lại quá rắc rối. Trong khi một dịch vụ chat như Slack có thể cho người ta chat nhóm theo thời gian thực lại vừa truy cập được toàn bộ file được lưu trữ trên các dịch vụ khác.
Hoàn cảnh ra đời và sự phát triển của Slack
Ít ai biết rằng để có được sự thành công như ngày hôm nay Slack đã phải trải qua không ít những tình cảnh “dở khóc dở cười”
Quay lại giai đoạn từ năm 2009-2012, Stewart Butterfield (CEO Slack) vẫn đang lao tâm tổn sức cho một dự án game mang tên “Glitch” – Một tựa game online thuộc thể loại tương tác.
Trong thời gian xây dựng game, nhận thấy việc giao tiếp nội bộ giữa các nhân viên gặp rất nhiều khó khăn. Slack từ đó được ra đời với mục đích là giúp cho việc trao đổi thông tin giữa các thành viên trong công ty trở nên thuận lợi và chặt chẽ với nhau hơn.
Thế nhưng Slack nhanh chóng nhận được rất nhiều phản hồi tích cực, và thậm chí còn được đánh giá cao hơn cả dự án “Glitch” mà tất cả đội ngũ đang tập trung phát triển.
Dự án game Glitch đã không thực sự đạt được những kì vọng của đội ngũ phát triển và thất bại nhanh chóng chỉ sau 3 năm kể từ khi ra mắt.
Đứng trong bi kịch thất bại nặng nề, Slack như một tia sáng duy nhất mang hy vọng giúp toàn bộ đội ngũ gỡ gạc lại được phần nào thất bại trước đó.
Dĩ nhiên với một người có tầm nhìn như Stewart Butterfield, thì không thể nào bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một ngày. Ông tập trung cả đội ngũ của mình vào phát triển Slack trong một thời gian ngắn.
Kết quả là cho đến năm 2013, Slack chính thức ra mắt dưới tư cách là một ứng dụng giao tiếp trao đổi thông tin, phục vụ chính cho việc communication giữa nội bộ các thành viên trong doanh nghiệp.
Và cho đến đầu năm 2015, Slack đã có một màn debut khởi sắc với 1,1 triệu lượt người dùng chỉ sau chưa đầy 2 năm hoạt động. Đây là một con số vô cùng ấn tượng đối với một ứng dụng công nghệ vào lúc bấy giờ.
Tải ứng dụng Slack
Trang chủ: https://slack.com/intl/en-vn/
Link tải về:
- Cài đặt Slack trên Windows.
- Cài đặt Slack trên Linux.
- Cài đặt Slack cho MacOS.
- Với Android và iOS bạn có thể tải về từ kho ứng dụng trên điện thoại.
Tại sao nên sử dụng Slack
Nếu chỉ đơn giản là một ứng dụng giao tiếp và trao đổi thông tin, thì hiện tại trên thị trường đã có quá nhiều ứng dụng như Discord, Facebook, Zalo,…
Vậy đâu là điểm khác biệt của phần mềm được coi là “cứu tinh” của email này. Hãy cùng tìm hiểu xem Slack có gì mà lại được nhiều công ty và doanh nghiệp lớn sử dụng đến như vậy.
Hỗ trợ đa nền tảng
Một điểm cộng lớn của Slack là hỗ trợ đa nền tảng và đồng bộ hoá tất cả các nền tảng về chung một hệ sinh thái. Điều này giúp người dùng không phải quá là đau đầu suy nghĩ về việc sử dụng các thiết bị chung hệ điều hành.
Phần mềm Slack được tối ưu rất trên cả 4 nền tảng đó là Windows, Android, IOS và MacOS. Nên cho dù là ai cho dù là dùng thiết bị gì, bạn cũng có thể kết nối với mọi người thông qua Slack một cách dễ dàng.
Liên kết ứng dụng
Slack có chức năng liên kết với các ứng dụng lưu trữ dữ liệu khác như Google Drive, Dropbox, Gmail,…
Mọi thứ dường như đã được tích hợp vào hệ sinh thái của Slack, tiện đến nỗi bạn sẽ chẳng muốn sử dụng đến một ứng dụng nào khác nữa…
Hỗ trợ dung lượng lớn
Slack quả thực rất “hào phóng” khi cấp cho người dùng dung lượng lên đến 5GB miễn phí và khả năng lưu trữ lên đến 10.000 tin nhắn. Ngoài ra người dùng còn được kết nối với các ứng dụng lưu trữ khác thì tha hồ mà “cất” dữ liệu rồi.
Ngoài ra thì cũng có phiên bản trả phí, bạn sẽ có thêm nhiều dung lượng hơn cũng như các tính năng mới. Tuy nhiên đối với những người dùng cơ bản, thì với bằng ấy dung lượng và tính năng mình thấy cũng đã quá “dư thừa” rồi. Nếu các bạn biết tận dụng kết nối đến file dung lượng của các ứng dụng lưu trữ khác. Thì mình nghĩ cũng chả bao giờ đến mức phải trả phí để thêm dung lượng đâu!
Giao diện thân thiện
Slack có lẽ là một nền tảng có giao diện thân thiện nhất trong tất cả những nền tảng giao tiếp mà mình từng dùng. Mọi người đừng lôi Slack ra để so sánh với Messenger hay Zalo, bởi vì về chức năng đã quá khác nhau rồi. Hơn nữa Slack sinh ra để phục vụ đối tượng khách hàng hoàn toàn khác so với Mess
Slack là một ứng dụng để giao tiếp nội bộ trong công ty, cho nên sẽ được tích hợp rất nhiều tính năng phức tạp hơn. Nhiều chức năng là thế nhưng giao diện của Slack thì lại vô cùng thân thiện, bạn sẽ không cảm thấy bối rối một chút nào kể cả là lần đầu tiên đăng nhập vào ứng dụng.
Ngoài thân thiện ra thì giao diện cũng rất đẹp nữa, từng màu sắc, đường nét đều được tối ưu rất chuẩn chỉ. Có lẽ Stewart Butterfield cần phải tăng lương cho đội ngũ UI/UX.
Hơn nữa, Slack cũng cực kì “yêu chiều” khách hàng, khi cho phép người dùng có thể tùy chỉnh được giao diện. Slack có rất nhiều themes khác nhau cho bạn chọn, và đều là những theme vô cùng “nịnh mắt” để có thể tạo ra trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng.
Tùy biến Emoji
Emoji là thứ không thể thiếu trong các cuộc trò chuyện. Nếu như một cuộc trò chuyện mà không có emoji sẽ giống như nấu ăn mà không có gia vị vậy. Emoji giúp bạn thể hiện cảm xúc một cách dễ dàng hơn. Là thứ có thể biến những cuộc trò chuyện “nhạt nhẽo” trở thành những cuộc tán gẫu vô cùng “mặn mà”.
Nó có thể giúp cho những cuộc trò chuyện như có thêm màu sắc và sinh động hơn bội phần. Và dĩ nhiên Slack cho phép bạn sử dụng Emoji, còn hơn thế nữa Slack cho phép bạn tự tùy biến emoji cho riêng mình. Bạn có thể tự tạo ra những emoji theo ý mình hoặc chọn bất kì 1 ảnh nào đó làm emoji.
Một tính năng nghe có vẻ rất đơn giản thế nhưng lại không có nhiều ứng dụng hiện tại đang làm được. Một điểm cộng lớn của Slack!
Reminder
Cũng là một trong những tính năng hay ho của Slack, mà không có nhiều ứng dụng đang làm được. Đó là tính năng nhắc nhở (reminder)
Trong hệ thống của Slack, mỗi một workspace được tạo ra đều có một con bot để nhắc nhở và nhắc nhớ. Tính năng này sẽ cực kì hữu dụng trong nhiều trường hợp khác nhau…
Tắt thông báo
Cũng là một tính năng mình khá thích của Slack. Chức năng này giúp bạn có thể kiểm soát được notifications của mình một cách chủ động.
Đối với mặc định, hệ thống sẽ tự động tắt thông báo cho bạn sau 8 giờ tối, nhưng bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh lịch cho thông báo của mình. Đây hẳn là một tính năng hữu dụng đối với những người cần tập trung cao độ và không muốn bị ngắt mạch làm việc bởi những âm thanh thông báo.
Hướng dẫn cơ bản sử dụng Slack
- Đầu tiên, để có thể sử dụng Slack bạn cần có tài khoản. Nếu chưa có tài khoản các bạn có thể đăng ký tại đây nhé
- Sau khi đã đăng ký xong tài khoản, bạn có thể tạo Workspace (tương tự như server trong Discord)
- Để có thể tạo được Workspace cho công ty mình, các bạn follow các bước như bên dưới đây:
- Đầu tiên, các bạn cần truy cập vào trang tạo workspace tại đây: https://slack.com/get-started#/createnew
- Bước đầu tiên, bạn cần điền địa chỉ email vào hệ thống của Slack, tốt nhất nên sử dụng email công ty nếu có nhé. Vì Slack được sinh ra để phục vụ cho việc giao tiếp nội bộ trong doanh nghiệp mà.
- Sau khi đã điền xong email, hệ thống của Slack sẽ gửi cho bạn một mã code xác nhận gồm 6 số. Các bạn lấy mã đó để xác nhận nhé. Nếu không tìm thấy mã xác nhận thì hãy thử tìm trong thư mục spam hoặc đợi một vài phút nhé. Vì đôi khi hệ thống cũng có thể trục trặc.
- Tiếp theo là bạn cần điền tên doanh nghiệp của bạn vào. Và đây cũng chính là tên của Workspace sau này. Như mình đang điền là Cohousing.
Và như vậy là bạn đã hoàn tất quá trình tạo Workspace cho doanh nghiệp của mình. Chẳng có gì phức tạp đúng không nào!
Trong trường hợp là nhân viên, bạn cần nhận được lời mời từ các thành viên trong công ty mới có thể gia nhập được workspace.
Một số lệnh cơ bản cần biết trong Slack
@channel: Gửi thông báo đến tất cả mọi người trong channel. Lệnh này thường dùng khi bạn muốn thông báo một sự kiện quan trọng, hay trao đổi một vấn đề gì đó cần sự tương tác của mọi người.
Khi bạn sử dụng lệnh này, mọi người đều sẽ được Slack gửi email thông báo nên sẽ giảm thiểu được tình trạng miss mất thông tin.
@username: Đây là khi bạn muốn notify một thành viên cụ thể nào đó trong công ty. Chức năng này giống với tag ở trong messenger và cũng tương tự như @channel tuy nhiên sẽ chỉ có người bạn chỉ định nhận được thông báo. Khi bạn cần gọi cụ thể một thành viên nào đó, bạn có thể sử dụng lệnh này.
@here: Cũng gần giống với @channel, nhưng khi bạn dùng lệnh này hệ thống sẽ chỉ gửi thông báo đến các thành viên đang trực tuyến (online) trong channel.
- /shrug: Thêm _(ツ)_/¯ vào nội dung tin nhắn
- /open: Tạo một channel mới.
- /leave: Rời khỏi một channel
- /collapse: Dừng hiển thị tất cả hình ảnh và ảnh GIF đang có trong channel.
- /remind: Nhắc nhở một ai đó làm công việc gì. Để dùng lệnh này, các bạn soạn nội dung theo cú pháp sau: /remind [@someone or #channel] “[what]” [when]
Ví dụ, bạn đang muốn nhắc nhở ai đó nộp tiền phạt. Bạn hãy gõ theo cú pháp như sau: /remind @username “Nộp tiền phạt” 8:00
Hệ thống Slackbot sẽ tự động remind mệnh đề này vào đúng 8 giờ sáng mỗi ngày cho đến khi bạn xóa lệnh remind này đi.
Kết luận
Và đó là toàn bộ những gì mình muốn chia sẻ trong bài viết này. Hy vọng là qua bài viết này bạn cũng đã hiểu Slack là gì và nó có tác dụng thế nào đối với các doanh nghiệp. Đừng quên truy cập vào Cohousing để cập nhật những thông tin bổ ích nhé!