Sài Gòn – mảnh đất phương nam đầy nắng và gió, là cái tên của “phồn hoa đô hội”. Thế nhưng, tất cả những gì còn đọng lại về mảnh đất này trong lòng khách thập phương lại chính là cái hồn hậu của con người nơi đây, cùng với nền ẩm thực đa dạng mà phong phú. Bài viết dưới đây của Cohousing sẽ giới thiệu đến bạn top những đặc sản Sài Gòn nhất định phải thử. Đảm bảo hương vị của chúng sẽ khiến bạn “nhớ mãi không quên”!
Mục Lục Bài Viết
Bánh tráng trộn
Thật ra, đi tỉnh thành nào bạn cũng sẽ gặp được món ăn quốc dân thần thánh này. Tuy nhiên, bánh tráng trộn Sài Gòn lại là một đặc sản gây thương nhớ cho người ăn. Có rất nhiều người bạn phương xa, khi được hỏi muốn quà gì từ Sài Gòn, cũng đều bảo nhất định phải mua bánh tráng trộn.
Ở Sài Gòn, hình như chưa từng có ai không thử một lần ăn bánh tráng trộn. Nó không chỉ là đặc sản Sài Gòn hấp dẫn nhất. Nó còn là thức quà tuổi thơ, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với các cô cậu học trò. Ở Sài Gòn, bánh tráng trộn được bán nhiều đến nỗi không cần nhớ tên đường vẫn có thể mua được. Thậm chí, nó còn gây “nghiện” đến mức có người một tuần phải ăn một vài lần.
Món ăn này có gì ngon mà lại thu hút đến vậy?
Bánh tráng trộn Sài Gòn sử dụng những nguyên liệu chính như bánh tráng phơi sương, hành phi, đậu phộng, sa tế, khô bò, xoài, trứng cút,… Bánh tráng phơi sương phải xé nhỏ, sau đó trộn các nguyên liệu lại với nhau. Đặc biệt, một thành phần không thể thiếu để khiến món bánh tráng trộn trở nên hấp dẫn chính là nước bò. Nguyên liệu trộn lại, chan thứ nước này lên trên. Vậy là ta đã có một món bánh tráng trộn ngon “bá cháy bọ chét” rồi!
Bánh tráng trộn không bảo quản được lâu. Thường là khi có khách hỏi mua hoặc đặt mua, người ta mới bắt đầu trộn. Chỉ khi ăn bánh tráng ngay sau lúc trộn, người dùng mới cảm nhận được đầy đủ hương vị mà nó mang lại.
Cũng bởi vì không bảo quản được lâu, người đi xa cần di chuyển lâu cũng khó có thể mua làm quà. Tuy nhiên, bên cạnh bánh tráng trộn, các xe bán bánh tráng dọc các con đường, ngõ hẻm ở Sài Gòn còn bán đủ các thể loại bánh tráng. Nào là bánh phơi sương, bánh tráng mắm me, bánh tráng muối tôm, bánh tráng vò,… Bạn có thể tha hồ mua về làm quà.
Bánh pía
Món đặc sản Sài Gòn thứ hai mà bạn chắc chắn không thể bỏ qua chính là bánh pía. Ngoài ra, loại bánh này còn đặc biệt phù hợp với những người hảo ngọt. Bánh pía có xuất xứ từ Sóc Trăng, một tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Loại bánh này xuất hiện ở Sài Gòn nhiều đến mức có những người xem nó là một đặc sản của nơi đây.
Bánh pía mềm, có màu vàng, khi ăn dẻo và có vị ngọt thanh. Các thành phần chính của bánh pía bao gồm bột mì, đậu xanh, khoai môn, sầu riêng, trứng muối,… Loại bánh này còn có rất nhiều biến tấu đa dạng về hương vị, khiến người dùng thích thú.
Và ở Sài Gòn, người ta nói, không còn gì có thể tuyệt vời hơn là được thưởng thức một chiếc bánh pía bên cạnh tách trà gừng. Vừa nhâm nhi vừa kể dăm ba câu chuyện đời thường. Đây cũng là một thú vui nhàn nhã của người Sài thành.
Thông thường, một hộp bánh pía sầu riêng sẽ có trọng lượng dao động từ 250-500 gram. Hộp bánh được thiết kế bao bì đẹp mắt và nhỏ gọn, rất thuận tiện để làm quà. Hơn nữa, hạn sử dụng của bánh pía cũng khá lâu, bạn có thể thoải mái chọn mua mà không sợ bị hư.
Cơm cháy
Nếu đã đến Sài Gòn và đang cân nhắc mua quà để mang về biếu gia đình, bạn bè, bạn chắc chắn không nên bỏ qua món cơm cháy – một món ăn đặc sản Sài Gòn được rất nhiều người yêu thích.
Được làm từ các nguyên liệu sạch như cơm cháy, hành lá, chà bông, ớt sừng trâu, nước mắm,… Cơm cháy Sài Gòn có hương vị vô cùng dễ ăn, hợp được khẩu vị của rất nhiều người. Hơn nữa, giá thành của món ăn này khá rẻ, là một lựa chọn quà tặng hợp lý để bạn cân nhắc.
Nói về cơm cháy, nếu miền Bắc có cơm cháy Ninh Bình thì miền Nam lại có cơm cháy Sài Gòn. Theo như lời của những người sành ăn, cơm cháy Sài Gòn có bị béo và đậm đà, mang đậm hương vị của vùng Nam Bộ. Đây là một món rất thích hợp để mua về làm quà cho người thân. Có rất nhiều vị cơm cháy để bạn lựa chọn như cơm cháy chà bông, cơm cháy nước mắm, cơm cháy trứng muối, cơm cháy tép,…
Nếu ở miền Bắc có thương hiệu cơm cháy Ninh Bình thì miền Nam lại nổi tiếng với đặc sản cơm cháy Sài Gòn. Theo lời những người sành ăn, cơm cháy ở Sài Gòn giòn, béo và đậm đà hơn nếu so sánh với những vùng khác, rất lý tưởng để mua về làm quà cho người thân. Tìm đến cơm cháy Sài Gòn, bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn: cơm cháy nước mắm, cơm cháy chà bông, cơm cháy tép tẩm vị, cơm cháy mắm hành trứng muối,…
Ốc
Mặc dù không phải là thành phố biển, nhiều người đến Sài Gòn đều “đam mê” món ốc của nơi đây. Đây là một món ăn đặc sản Sài Gòn rất đáng để thử. Thậm chí, Sài Gòn có cả một “thiên đường ốc” ở quận 4, với vô vàn món ốc đa hương vị.
Ở đây, bạn có rất nhiều lựa chọn để thử: nào là ốc len xào dừa, ốc bươu hấp sả, ốc hương cháy tỏi, sò lông nướng mỡ hành, ốc móng tay xào rau muống,… Đa phần, các quán ốc đều sẽ phục vụ thêm một số món liên quan khác như càng ghẹ, cua rang, cút lộn xào me, vịt lộn luộc,…
Ngoài ra, các món ăn này của người Sài Gòn đều được ăn kèm với rau răm. Loại rau này có vị cay the và mùi thơm nhẹ, là một món ăn kèm tuyệt vời. Hẳn đó cũng chính là lý do vì sao hột vịt lộn luộc hay cút lộn xào me lại hấp dẫn người dùng không kém so với các món ăn thượng hạng khác.
Trà sữa Phúc Long
Nếu nhắc đến đặc sản Sài Gòn, không thể nào bỏ qua trà sữa Phúc Long. Tuy hiện tại, Phúc Long đã xuất hiện tại Hà Nội, nhưng đây vẫn được xem là đặc sản của thành phố phồn hoa này. Với lịch sử tồn tại hơn 50 năm trên mảnh đất Sài Gòn cùng công thức sản xuất riêng, Phúc Long thậm chí còn sở hữu riêng cho mình một lượng người hâm mộ khổng lồ.
Vị trà của Phúc Long không đắng như trà mạn ở miền Bắc. Khi uống, người dùng sẽ cảm nhận được màu xanh trong vắt cùng hương vị dịu nhẹ của trà. Nếu muốn mua về làm quà, bạn có thể chọn các gói, lon hoặc hộp trà có bán tại cửa hàng hoặc các siêu thị ở Sài Gòn. Vị trà cũng đa dạng từ vị dâu, đào, nho,… cho thực khách lựa chọn.
Cơm tấm
Đi Sài Gòn thì phải ăn cơm tấm. Đây là một trong những món đặc sản Sài Gòn luôn được liệt vào danh sách yêu thích của người miền Nam. Người Sài Gòn ăn cơm tấm vào buổi sáng, buổi trưa, buổi tối và thậm chí là cả buổi đêm.
Một đĩa cơm tấm Sài Gòn đúng vị sẽ bao gồm sườn, bì, chả, dưa leo, dưa chua, nước mắm chua ngọt, mỡ hành. Miếng sườn được tẩm ướp nguyên liệu rất đậm đà, sau đó đem nướng trên than hồng bốc khói nghi ngút. Nếu được thêm một quả trứng ốp-la thì đúng là không còn gì có thể tuyệt vời hơn được nữa!
Gạo được sử dụng cho món này là gạo tấm. Thông thường, ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc, loại gạo này được sử dụng cho gà ăn. Gạo tấm được ví von như “gạo nhà nghèo”. Tuy nhiên, dưới bàn tay điêu luyện của các đầu bếp, nó đã biến thành món ăn đặc sản được nhiều người yêu thích.
Hủ tiếu gõ
Đêm Sài Gòn mà không ăn hủ tiếu gõ thì coi như chưa đến Sài Gòn. Ẩm thực Sài Gòn cũng đa dạng như ẩm thực của bao vùng miền khác trên mảnh đất hình chữ S này. Và một trong những món ăn làm nên tên tuổi của nơi đây chính là hủ tiếu gõ.
Không nơi đâu ngoài Sài Gòn có hủ tiếu gõ. Đây là một món ăn bình dân, giản dị giữa Sài Gòn phồn hoa, tấp nập. Bình thường, các cô chú bán hủ tiếu gõ sẽ bắt đầu bán vào cuối giờ chiều cho đến tối muộn.
Đây không chỉ là một món ăn đặc sản Sài Gòn, nó còn là hương vị yêu thích của rất nhiều người con Sài thành. Hơn nữa, với giá thành phải chăng, hủ tiếu gõ còn rất được lòng các bạn sinh viên cũng như công nhận lao động.
Hình ảnh gắn liền với tên gọi hủ tiếu gõ là chiếc xe đẩy thô sơ với một lò than và nồi nước lèo to, thơm phức. Các nguyên liệu làm nên món ăn này cũng khá đơn giản, bao gồm thịt heo, bò viên, rau, giá, tóp mỡ… Một số nơi sẽ bán hủ tiếu bò hoặc xương, có thêm đa dạng hương vị để bạn lựa chọn.
Mặc dù có rất nhiều loại hủ tiếu cùng tồn tại trên vùng đất nhỏ bé này, lại không có món nào có được hương vị đặc trưng và dễ chịu như hủ tiếu gõ. Tùy cách chế biến và công thức nấu của từng quán, hủ tiếu gõ sẽ có hương vị khác nhau.
Bột chiên
Một món ăn dân dã khác không thể bỏ qua chính là bột chiên. Đây được xem là món ngon Sài Gòn không thể bỏ lỡ cho những người thích ăn đêm. Ngoài ra, bột chiên còn là món ăn vô cùng quen thuộc với các bạn trẻ Sài thành.
Bột chiên được kết hợp từ hai nguyên liệu chính là bột năng và bột mì. Sau đó được trộn thêm dầu ăn để tạo độ giòn và săn chắc. Ngoài bột và dầu, trứng gà và hành lá là hai nguyên liệu không thể thiếu để tạo ra món ăn thơm ngon, hấp dẫn này.
Sau khi được chiên lên, khối bột sẽ được cắt vuông thành các con cờ. Bột được ăn kèm với đu đủ bào xanh và nước mắm. Món bột chiên ngon là bột được pha vừa tay, trộn đều và không có vị chua. Nước chấm là nước tương pha nhạt. Khi ăn bột phải ăn lúc nóng, chỉ khi vừa ăn vừa xuýt xoa, bạn mới cảm nhận được đầy đủ cái thú ăn vặt của người Sài Gòn.
Súp cua
Một món đặc sản Sài Gòn không kém hấp dẫn đối với những người dân nơi đây và cả du khách thập phương. Cũng như cơm tấm, người Sài Gòn ăn súp cua mọi lúc. Tuy nhiên, bởi hương vị nhẹ nhàng, súp cua thường được dùng như món ăn sáng hoặc món ăn nhẹ ban đêm.
Các nguyên liệu được sử dụng để tạo ra món súp cua rất đa dạng. Gồm có thịt cua, thanh cua, ngô ngọt, trứng chần, thịt gà, dầu hào,… Tuy nhiều nguyên liệu là vậy, súp cua lại có giá vô cùng mềm. Và có lẽ cũng vì thế, nó được nhiều người lựa chọn.
Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đã có cho mình một danh sách đặc sản Sài Gòn cần thử khi ghé thăm nơi đây. Sài Gòn không chỉ là mảnh đất phồn hoa, mà còn là vùng đất chứa đựng những tinh hoa đất trời về ẩm thực. Nếu có dịp, bạn nhớ ghé qua, và đừng bỏ lỡ những món đặc sản trên đây nhé!